Cá bảy màu dẫn đầu danh sách cá cảnh dễ nuôi |
Cá bảy màu hay còn gọi là cá guppy là một sự lựa chọn không thể bỏ qua nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một bể cá. Chúng dẫn dầu top những loài cá cảnh nuôi dễ nhất, có kích thước nhỏ với đủ màu sắc khiến cho bể cá của bạn sẽ thật sự sống động và làm dịu mắt khi nhìn vào.
2. Cá hồng kim (cá kiếm)
Cá hồng kim có tên khoa học: Xyphoporus helleri Heckel. Chúng chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt với độ pH = 7 và nhiệt độ từ 25 – 28 độ C, một trong những loài cá cảnh dễ nuôi được dân chơi cá cảnh kết hợp nuôi trong bể thủy sinh.
Đặc điểm nổi bật của loại cá này chính là phân đuôi của chúng: cái đuôi chiếm chiều dài khoảng 1/3 thân thể, tuy nhiên đuôi của cá kiếm không phải là 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực. Những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc đuôi kiếm to, màu sặc sỡ cho việc giao phối. Lưu ý là khi cá đẻ trứng phải tách riêng bố mẹ vì cá hay ăn trứng và không có thói quen nuôi con
Cá trưởng thành có thể dài 6cm và rất khỏe. Chúng là loài cá dễ nuôi nên có thể nuôi chung với các cá cảnh khác như phượng hoàng, tứ vân, cánh buồm, thần tiên…để trang trí trong các bể cá để bàn, bể cá mini mà không cần sử dụng sục oxi.
– Thiết kế nam châm chắc chắn
– Nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng.
3. Cá thia đá (cá Betta)
Cá thia đá còn có tên khác là cá chọi hoặc cá xiêm rồng, cá lia thia hay cá betta. Tên tiếng Anh là Siamese fighting fish còn được gọi là “etta fish” hoặc “betta”. Tên của chi này có nguồn gốc từ “ikan bettah” (một ngôn ngữ địa phương của Malaysia).
Với kích thước nhỏ, thức ăn đơn giản, dễ tìm, không phải thay nước liên tục và có tuổi thọ khá cao là những ưu điểm khiến cá betta là loại cá vô cùng được ưu chuộng nuôi trong các bể cá tại gia.
Cá thia đá là một trong số những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất cũng là một trong những loài cá cảnh dễ nuôi thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes có xuất xứ từ Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem.
Cá thia đá trưởng thành dài khoảng 6 cm (có một số giống dài 8 cm) và có thể nuôi trong không gian hẹp như các loại bể cá để bàn. Gần đây người ta còn lai tạo được những giống cá xiêm rồng khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.
Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá thia đá hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá thia đá hoang dã tương đối ngắn. Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn. Ví dụ như những các giống cá thia đá: Veiltail, Delta, Superdelta, Halfmoon…
4. Cá vàng
5. Cá sặc gấm
Về màu sắc lung linh, huyền ảo thì cá sặc gấm có lẽ là đứng đầu bảng. Chúng có khả năng sống trong môi trường nghèo oxy và không sành ăn tẹo nào. Chú cá sặc gấm sẽ đẹp hơn khi chúng bắt đầu vào mùa giao phối. Cá đực sẽ làm tổ bọt trên mặt nước để chăm sóc trứng. Đúng là những ông bố của gia đình phải không các bạn?
6. Cá ngựa vằn
Ngoài màu sọc đen truyền thống, hiện nay cá ngựa vằn đã được lai giống để có thêm nhiều màu sắc khác nữa như đỏ, xanh vàng… Chúng luôn bơi theo từng đàn và rất nhanh nhẹn.
7. Cá tứ vân
Sở hữu 4 vân đen chạy đều trên cơ thể, loại cá tứ vân với sức sống mãnh liệt, giá thấp hiện đang được nhiều người lựa chọn cho bể thủy sinh nhà mình. Chúng có nét gì đó rất giống những chú cá chép với kiểu dáng bẹt bẹt của mình.
– Nguồn điện: 2 Pin AAA (không bao gồm)
– Hiển thị thời gian: 24 giờ đồng hồ
– Thiết lập đến 4 lần cho cá ăn
8. Cá bống
Cá bống có tên khoa học: Gyrunocheilus. Môi trường sống chủ yếu của chúng là ở nước ngọt, nước trung tính với nhiệt độ khoảng 23-29 độ C.
Đặc điểm: Chúng thường sống tầng giữa và đáy bể và được nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật. Cá bống nhỏ bé là loại khá nhút nhát nên có thể nuôi trung với nhiều loại cá khác. Chức năng chính của chúng là dọn bể để môi trường nước được trong sạch hơn. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là chúng không sinh sản trong môi trường nhân tạo.
9. Cá mai quế
Cá mai quế có tên khoa học: Aphyocharax. Giống như cá bống, cá mai quế cũng sống trong môi trường nước ngọt, nước trung tính với độ pH từ 6,5- 7,5, nhiệt độ từ 23 – 27 độ C.
Cá mai quế là loài cá cảnh khá hiền lành thường sống theo bầy đàn và thường sống ở tầng giữa của bể. Thức ăn ưa thích của chúng là những loại thức ăn nhỏ mịn. Khi sinh sản, cá thường đẻ trứng phân tán. Sau khi nở, cá con ăn ấu trùng tôm để trưởng thành. Trong đàn cá thường thì những con đực sẽ có mầu sắc sặc sỡ hơn nhưng con cái.
– Bơm hút cặn bẩn ra xô
– Chỉ cần bấm nút & di chuyển đầu hút khắp bể
10. Cá hồng két
Cá hồng két có tên tiếng Anh: Bloody Parrot hoặc Blood Parrotfish. Tên tiếng Việt khác: Két đỏ, Huyết anh vũ.
Đây là một trong những loại cá nuôi tại gia vô cùng đặc biệt bởi loài này đã được sâm nhiều màu cũng như hoa văn khác. Thậm chí, đuôi của chúng cũng đã được cắt để lai tạo tành đuôi hình trái tim. Màu dỏ của cá hồng két khiến cho bể thủy sinh của bạn rực rỡ và nổi bật hơn khi bạn ngắm nhìn.
Cá hồng két được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986 và được du nhập vào Việt Nam cách đây nhiều năm. Cá hồng két được coi là tổ tiên của loài cá la hán hiện nay nên chúng cũng được cho sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho người nuôi.
Đặc điểm: Cá hồng két thường có nhiều chủng loại khác nhau như cá hồng két tím với màu tím đặc trưng, cá hồng két king kong cực lớn với ánh hồng chói mắt…và chúng có thể nuôi chung với cá rồng, cá la hán.
11. Cá tài phát
Cũng là loài cá có thể đem lại may mắn cho người chơi, cá tài phát rất được yêu thích trong thời gian gần đây
Tên tiếng Anh: Gourami, Albino giant gourami
Tên tiếng Việt khác: cá phát tài, cá tai tượng thường
Cá phát tài còn gọi là cá tai tượng, là loài thích ăn rau sống. Cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang. Cá phát tài đực khi trưởng thành có đầu u và kích thước to lớn hơn cả cá chép.
Chúng có nguồn gốc ở 1 số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Cá tài phát khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm. Tuy nhiên vì chúng khá dữ nên khó nuôi chung hoặc ghép đôi với các loài khác. Nhưng bù lại, chúng rất dễ nuôi vì rất khỏe và chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.
12. Cá lau kiếng
Để làm sạch bể một cách tự nhiên, bạn nên nuôi cá lau kiếng.Chúng sẽ xử lý đống rêu bám quanh thành hồ một cách sạch bóng như những người thợ thực thụ. Hiện nay có rất nhiều loại cá âu kiểng như dòng thông thường, dòng da beo hay pleoco cao cấp tùy vào khả năng tài chính của bạn. Cá lau kính có khả năng bơi lên đớp oxy trên mặt bể cá nên là một trong các loại cá cảnh dễ nuôi trong môi trường thiếu oxy.
13. Cá sấu hỏa tiễn (cá sấu cảnh)
Bạn có thể nhận ra ngay loại cá này nhờ hình dáng bên ngoài của nó giống như một mũi tên. Chính vì vậy,cá hỏa tiễn có khả năng bơi rất nhanh. Cá hỏa tiễn là loài ăn tạp, ăn tất cả những gì có thể ăn và thuộc một trong các loại cá cảnh dễ nuôi.
14. Cá chép Nhật (cá Koi)
Hi vọng các bạn sẽ chọn được cho mình một vài loại cá để nuôi trong bể cá nhà mình từ những loài cá cảnh nước ngọt dễ nuôi này. Chúc các bạn luôn vui vẻ!
– Thích hợp cho bể: 300 – 600L
– Là sản phẩm máy lọc thùng giá rẻ
– Sử dụng hệ thống lọc vi sinh, cơ chế nước tuần hoàn.
– Mô tơ máy bơm không cần bảo dưỡng đảm bảo nước tuần hoàn 24/24.
– Cực kỳ êm, không gây tiếng ồn, tự động mồi nước
– Lọc ngoài thiết kế cho bể cá, bể thủy sinh, bể cá rồng