Vấn đề thừa cần ở trẻ khiến không ít ông bố bà mẹ băn khoăn và lo lắng. Bạn cần biết cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị thừa cân một cách hợp lý giúp bé ăn uống vẫn đủ chất nhưng không tăng cân nữa.
Cách bổ sung chất béo cho trẻ bị thừa cân
Trẻ thừa cân vẫn cần bổ sung các loại chất béo có lợi như Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA và EPA. Tổng lượng chất béo cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày nên bằng 50% nhu cầu trẻ bình thường.
Loại bỏ hoàn toàn
thực phẩm chứa chất béo ra khỏi thực đơn là quan niệm sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ béo phì. Đây là nguồn dự trữ và sinh năng lượng quan trọng, tham gia cấu tạo mô, tế bào và nhiều phản ứng sinh hóa. Cơ thể không thể tự tổng hợp được các loại chất béo cần thiết cho quá trình phát triển thể chất và trí não, nên trẻ béo phì vẫn cần bổ sung dưỡng chất này mỗi ngày.
Trẻ thừa cân cần được bổ sung các chất béo lành mạnh. Ảnh: Shutterstock.
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do mất cân bằng năng lượng, năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá mức tiêu hao. Khẩu phần ăn hàng ngày chứa nhiều chất béo bão hòa, đạm và đường bột là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc chứng bệnh này. Ngoài ra, trẻ lười vận động, dành nhiều thời gian chơi game, xem tivi cũng có nguy cơ thừa cân cao hơn trẻ bình thường.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, trước hết, mẹ cần phân biệt chất béo có hại (chất béo bão hòa, transfat, cholesterol) và có lợi (chất béo chưa bão hòa đơn và đa, Omega, DHA, EPA). Dung nạp quá nhiều chất béo có hại không chỉ khiến trẻ thừa cân, mà còn gây ra các bệnh lý tim mạch, đột quỵ,
ung thư… về sau này.
Trong khi đó, các loại chất béo Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA và EPA có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ, không loại trừ nhóm béo phì. Những năm đầu đời, thiếu các chất béo thiết yếu sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và khả năng nhận thức của trẻ như mất tập trung, thường xuyên thay đổi
cảm xúc, hay cáu gắt…
Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Đối với trẻ béo phì, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng thừa cân, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển thể chất và trí não. Trẻ nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, bột, chất béo bão hòa, trans fat và cholesterol (đồ ăn nhanh, nước có ga, bánh ngọt, bánh kem, snacks, mỡ động vật, dầu dừa…).
Tổng lượng chất béo cung cấp cho trẻ béo phì qua khẩu phần ăn hàng ngày nên bằng 50% so với nhu cầu lứa tuổi. Trong thực đơn dành cho bé, mẹ cần hạn chế các món xào và rán, tăng cường thực phẩm chứa chất béo có lợi, chất xơ, canxi, vitamin… để khắc phục tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ.
Omega 3, 6, 9, DHA và EPA có nhiều trong cá nước lạnh, dầu cá hồi, dầu ô-liu, dầu đậu nành, sữa không đường… Những loại dầu ăn đặc chế từ độ tuổi ăn dặm trở đi, có thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
Nguyên nhân thừa cân béo phì ở trẻ
1. Khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu
Có nhiều yếu tố gây nên trẻ thừa cân, béo phì nhưng trong đó quan trọng nhất chính là khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu, hàm lượng chất béo, chất bột và đường vượt quá mức cho phép. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
2. Trẻ ngủ ít
Ở trẻ thì ngủ ít không chỉ không tốt cho sức khỏe mà nó cũng gây béo vì làm giảm khả năng tiêu mỡ (quá trình tiêu mỡ được chứng mình là diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì ở trẻ.
3. Trẻ ít vận động có nguy cơ béo phì cao
Những đứa trẻ ít vận động suốt ngày chỉ ở nhà giành thời gian cho hoạt động tĩnh như xem vô tuyến, chơi điện tử, ăn, ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa cân. Các bậc bố mẹ phải khuyến khích con cái tham gia các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giảm ngăn ngừa tình trạng đau đầu như hiện nay.
4. Cân nặng lớn lúc chào đời
Một yếu tố nữa đó là cân nặng quá lớn của bé lúc chào đời cũng ảnh hưởng đến sự thừa cân sau này. Do khi mang thai người mẹ làm mất cân bằng trong chế độ ăn tạo nên tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng làm bé cân nặng lớn từ trong bụng mẹ.
5. Béo phì ở trẻ có tính di truyền
Tuy chưa có chứng minh nào khẳng định di truyền liên quan đến béo phì nhưng trên thực tế cho thấy, nguy cơ béo phì ở trẻ sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ béo phì, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo. Cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ bình thường. Nguyên nhân có thể là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh.
Sudo Mẹ & Bé