Cách giao tiếp của những người dễ mến

Người dễ mến là người vốn kiến thức về cách ứng xử rất tốt và tâm hồn lại nhân hậu nên được mọi người yêu quý. Họ biết trân trọng tình cảm mà mọi người dành cho mình và sẵn lòng giúp đỡ cho mọi người hết khả năng. Cách giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày của những người dễ mến có nhiều điều mà chúng ta nên học hỏi.
Họ quyến rũ, chân thật, và họ có thể làm cho cả căn phòng luôn đầy ắp tiếng cười.

Khi bạn gặp ai đó, sau khi hỏi “Bạn làm nghề gì?” , thì bạn không còn gì để nói nữa. 5 phút đầu tiên đó thật sự khó khăn với bạn vì bạn hơi nhút nhát và cảm thấy bất an khi không biết phải tiếp tục câu chuyện như thế nào, phải vây không?

Nhưng bạn lại muốn tạo ấn tượng tốt. Bạn muốn mọi người thực sự chú ý đến bạn. Có cách nào không nhỉ?


Họ thường xuyên mỉm cười và không quan cách
Các nghiên cứu đã chứng minh khi nói chuyện, càng cười nhiều bạn càng trở nên thân thiện và dễ mến trong mắt mọi người.

Từ nhỏ chúng ta đã được dạy cách đứng thẳng người, vuông vai, sải bước về trước một cách quả quyết, hạ giọng xuống một chút, và bắt tay thật chặt.

Thật tuyệt vời để thể hiện sự tự tin mà không cần đến lời nói, nhưng có vẻ như bạn đang đi quá xa để cố gắng thiết lập sự quan trọng của bạn. Điều đó làm cho bạn trở nên quan trọng hơn so với người mà bạn gặp – và tất nhiên không ai thích điều đó cả.

Họ gây ấn tượng với người khác bằng sự duyên dáng của mình

Có bao giờ bạn bất giác nhớ ra rằng, sau 10 phút trò chuyện đầy thú vị với một cô gái, bạn cảm thấy cô ấy thật đáng mến, tuy nhiên bạn vẫn chưa biết tí gì về cô ta. Trong khi cô ta đã tạo những cơ hội khiến bạn phải tự động nói ra tất tần tật về chính bản thân bạn mà trong phút chốc bạn không hề nhận ra?
Những nhân vật như thế có thể “bỏ bùa” bạn bằng chính sự duyên dáng, lịch sự và quan tâm tinh tế của họ, từ đó sẽ lấy thiện cảm từ đối phương.

Và bạn thích họ vì điều đó.

Bạn cũng có thể tạo được ấn tượng với người khác như họ. Bạn chỉ cần có những câu hỏi thích hợp và dần dần đi sâu vào vấn đề của người nói để họ thể hiện nội tâm của mình. Ví dụ những câu hỏi như “Làm sao bạn có thể làm được một việc khó khăn như vậy?”, “Tại sao bạn vẫn kiên trì mà không bỏ cuộc?”,…

Bạn hoàn toàn không thể biết rõ về một ai đó, vì thế bạn hãy đặt những câu hỏi để thể hiện sự quan tâm một cách chân thành. Những câu hỏi đúng cho thấy bạn rất tôn trọng và mong muốn được chia sẻ với người khác. Và đương nhiên, chúng ta đều thích những ai tôn trọng mình!

Phát huy ngôn ngữ cơ thể  

Việc đụng chạm trong giao tiếp có thể rất rất hữu ích. (Đụng chạm trong những trường hợp khác thì tôi không dám nói). Một cái chạm tay có thể làm xoay chuyển thái độ, tăng độ thân thiện và gần gũi của người chạm và cơ may người được chạm sẽ dễ khuất phục hơn.

Thoải mái, tự nhiên vỗ nhẹ vào phần cánh tay gần vai hoặc vai của đối tác. Đừng mạnh quá hay gượng gạo quá, nó sẽ khiến đối tác thấy e dè.  Hãy nhìn cách Clinton dùng tay phải để bắt, tay trái chạm vào cẳng tay của Mandela chỉ một giây sau đó. Rồi hãy nhìn dáng vẻ và nụ cười của Clinton và thử nói xem liệu như thế có tý nào là giả dối hay làm điệu bộ không?

Bạn nghĩ làm thế cũng không ăn thua? Thử cách này: Tiến về phía người bạn biết từ phía sau, chạm nhẹ tay vào vai họ khi họ đi qua. Thế là bạn đã chào người ta với thái độ chân thành đấy.  Đụng chạm làm xóa đi những ranh giới và khoảng cách giữa bạn và người kia. Nó là yếu tố tối quan trọng giúp bạn trở thành người thân 

Họ không đòi hỏi

Hãy cho đi rồi hãy ắt bạn sẽ được nhận lại. Đừng đỏi hỏi người khác phải giúp đỡ bạn, hãy tìm cách để giúp đỡ họ trước, rồi sau đó bạn mới hỏi họ có thể giúp đỡ mình được hay không.

Những người giao tiếp đáng mến có thói quen tập trung vào những gì họ có thể giúp cho bạn, chứ không phải cho chính bản thân mình.
Hãy là chính bạn, và mọi người sẽ thích con người thật của bạn.

Họ không đòi hỏi. Hãy bỏ qua những mục tiêu cá nhân của mình. Nếu bạn muốn yêu cầu ai đó giúp bạn, hãy tìm cách để giúp đỡ họ trước, rồi sau đó mới hỏi họ có thể giúp được bạn hay không.

Những người dễ mến thường tập trung vào những gì họ có thể làm cho bạn – chứ không phải cho bản thân mình. 

Trong một cuộc trò chuyện, đừng cố gắng thể hiện mình là người giỏi nhất, đơn giản vì mỗi người đều có những khía cạnh tốt hơn người khác. Hãy thành thật thừa nhận mình yếu về điều gì đó và hỏi người khác về cách làm sao họ có thể làm tốt hơn.

Ví dụ, nếu người khác nói: “Tôi vừa thành lập một công ty bất động sản”, thì bạn hãy đáp lại rằng: “Chúc mừng anh, thật quá tuyệt vời. Thực sự thì tôi ganh tị với anh đấy. Tháng rồi tôi cũng có ý định thành lập công ty nhưng lại gặp khó khăn về tài chính. Anh đã làm như thế nào vậy?”

Đừng cảm thấy thất bại khi nói ra điểm yếu của mình, đây là cách mà bạn vừa có thể tạo được sự yêu mến ở người khác, vừa có thể tích góp thêm kiến thức cho chính mình.

Hãy thành thật và là chính bạn, mọi người sẽ yêu mến con người thật của bạn.

Họ mang trong mình thái độ lạc quan – niềm hứng khởi với cuộc sống
Chẳng ai muốn thân thiết với một người tiêu cực, và u ám cả. Ngay cả khi bạn đang có chuyện buồn, hay chủ đề đang liên quan một người bạn không thích, cũng đừng than vãn, và kể lể quá nhiều. Người đó sẽ ấn tượng về bạn như thế nào sau lần đầu gặp mặt như vậy? Hãy tám về những chuyện vui, tích cực, để toát ra thái độ lạc quan trong bạn, và thu hút người đối phương.

Kết thúc cuộc trò chuyện một cách chân thành

Bạn nói “Rất vui được gặp bạn!” và cúi đầu chào. Đó là cách cơ bản, và nó không để lại ấn tượng gì hết.

Thay vào đó, hãy làm như lúc bắt đầu. Bắt tay một lần nữa. Dùng tay chạm nhẹ vào cánh tay hoặc vai 
Hãy nhớ: tạo ra ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, và tạo ra ấn tượng sau cùng cũng quan trọng không kém.

Và họ chấp nhận rằng việc gây cảm tình với người khác là không hề dễ dàng. Tất cả điều này có vẻ đơn giản, phải không? Vâng. Nhưng nó không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bạn có tính nhút nhát. Những điệu bộ thông thường hay sự thể hiện trịch thượng như “Xin chào, bạn có khỏe không, rất vui khi được gặp bạn.., khiến bạn cảm thấy an toàn hơn.

Nhưng nó sẽ không làm cho mọi người thích bạn.
Tạo ấn tượng ngay từ ban đầu rất quan trọng và để làm cho người khác nhớ đến mình, thì cách kết thúc một cuộc trò chuyện cũng quan trọng không kém.

Những người giao tiếp duyên dáng luôn kết thúc trò chuyện với nụ cười và lời chúc đầy chân thành, chứ không giả tạo như những người bán hàng. Họ tạo ấn tượng với người khác một cách nhẹ nhàng, tưởng chừng như rất đơn giản.

Nhưng để làm được điều đó, là một chuyện khó khăn với những bạn vốn tính nhút nhát.  Hãy chấp nhận rằng bạn sẽ phải nhấn nhường, cung kính và yếu kém hơn một chút. Nhưng bạn đừng lo, khi bạn thể hiện sự tôn trọng người khác thì họ sẽ tôn trọng lại bạn và cảm thấy yêu quý bạn hơn.
Bỏ qua những mưu mô, thực dụng trong con người bạn. Nếu bạn buộc phải nhờ vả ai, hãy tìm cách giúp người đó trước đã rồi mới hỏi liệu người ta có thể giúp mình không. 
Những người cực kỳ dễ mến là những người luôn để tâm xem họ có giúp được bạn không – chứ không phải giúp chính họ.

Chấp nhận khó khăn
Tất cả những điều trên nghe thì dễ nhưng làm mới khó, nhất là khi bạn rụt rè. Bạn chỉ thấy tự tin khi tạo cho mình vẻ trịch thượng và nói những câu vụng về ‘Chào, anh đi đâu đấy? Tạm biệt nhé. Gặp sau nhé”.
Nhưng làm thế thì chẳng ai có thể thích bạn.
Vậy nên hay chịu khó một chút. Biết cung kính hơn, chân thành hơn, cảm kích hơn và tỏ ra kém cỏi hơn là hơi quá ngưỡng của bạn, song hãy chấp nhận điều đó. 
Khi bạn làm người khác cảm thấy bản thân họ cũng không đến nỗi nào, họ sẽ thích bạn.
Khi họ thích bạn, bạn cũng sẽ cảm thấy mình không đến nỗi nào và trở nên tự tin hơn.
Đừng ngại khi phải tỏ ra yếu kém một chút. Trong giây lát mọi người có thể bị ấn tượng với những gì giả tạo, nhưng sự chân thành mới chính là những gì mọi người thật sự yêu mến.
Content Protection by DMCAcom
Ms. Su – Blogsudo

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *