Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.
Chim cu gáy khá khó phân biệt trống và mái, tuy nhiên vẫn có nhiều cách phân biệt được trống mái khi các bạn áp dụng các thủ thuật sau đây:
Cách phân biệt cu gáy trống mái
1. Tròng đen: Con cu trống tròng đen nhỏ và nhạt hơn cu mái
2. Bộ lông: ở trán cu trống có lông nhạt hơn cu mái. Cái này hơi khó phân biệt.
3. Kích thước: Chim cu trống to hơn chim mái. Người thì ngược lại chim mái to hơn chim trống
4. Giọng gáy: Chim cu trống có âm giọng lớn hơn chim mái
5. Gù: Chim cu mái rất ít khi gù trừ khi nuôi 2 con mái với nhau 1 thời gian dài thì một trong 2 con sẽ gù, giống pê đê…
6. Chân: Chim cu trống chân to và dài hơn chim mái, cái này chắc phải lấy thước dây mà đo
7. Xương mu hay xương chậu, hai cái xương gần hậu môn đó: Khe hở giữa hai xương này lớn là chim mái, hẹp là chim trống. Cái này bắt con gà mái và trống sẽ thấy ngay sự khác biệt ở xương này. Chỗ hở to hơn ngón tay út là chim mái, hẹp hơn ngón tay út của Tre làng là chim đực. (Còn ngón tay út mỗi người to nhỏ hơn nhau nhé)
Vì chim mái phải làm nhiệm vụ đẻ trứng cho nên khoảng cách 2 xương ghim rông hơn chim trống. Khoảng cách thường gặp ở chim trống khoảng 0,5cm trở lại tùy con.
8. Ngực hay ức: Chim cu gáy đực có ngực to và khỏe, cái này ngược lại với người
9. Đầu: Chim cu gáy trống đầu to, không tròn, chim mái có đầu nhỏ và tròn
10. Hành động: Chim cu gáy trống hiếu động và hay khiêu khích tấn công con trống khác
11. Lông đuôi : Lông đuôi chim cu gáy trống có màu xám đen ở phần sừng, chim mái thì màu trắng.
12. Cách cuối cùng là nhổ sạch lông, mổ bụng xem con nào có buồng trứng là con mái nhé. kaka
Cách nuôi chim cu gáy bổi
Chim cu gáy mới bẫy về gọi là chim bổi. Giá trên thị trường giao động từ 70k – 150k / em, tại các cửa hàng chim cảnh . Chim cu gáy bổi thì rất là nhát, gặp người đến gần là hốt hoảng bay toán lọa cả lên , cho nên chim cu gáy dể bị bể đầu , sứt trán rụng lông từng chùn là chuyện thường tình. Vì vậy, nuôi chim cu gáy bổi ta cũng phải có phương pháp riêng để chim khỏi chết một cách đáng tiếc.
Chim cu gáy mới bẫy về , ta nhốt chim bổi chung chuồng với các loài chim bỗi củ ( thường thì các người đi gắc chim cu gáy có một cái lồng lớn để nhốt tất cả chim bổi cũ mới vào để thuần dưỡng cho tiện , và cũng để lựa dần những con chim tốt ra nuôi , chim xấu thì đi thịt làm vài ve giải sầu, hì hì ) .
Chim mới thấy chim cũ lại cóng ăn mồi , nó cũng bắt chước đến ăn. Ta cứ cho chim sống như vậy cho quen dần cuộc sống tù túng để cho chim dạn dần. Sau đó, lụa con chim nào tốt tướng, dữ dằn thì bắt ra nuôi riêng.
Trong trường hợp nhà không có chim cu bổi củ , mà ta chỉ có một con chim bổi mới mua ngoài cửa hàng chim cảnh về , ta nhốt chim cu gáy vào 1 cái lồng mây hay tre , hình dáng giống như trái bị rợ ( lồng chuyên dùng cho chim cu gáy , ngoài cửa hàng chim cảnh nào củng có bán ).
Loại lồng này tuy nhỏ chật chội nhưng lại thích họp với loài chim cu gáy vì chim cu gáy đứng đâu thì chỉ đứng yên một chổ , chứ không bay nhảy tứ tung như các loại chim hót khác . Do đó , nhốt chim trong lồng lớn lại không có ích gì cả
Nuôi chim cu gáy trong lồng nhỏ , có điều lợi là chim bổi thì mau thuần , mà chim đã thuần thì mau sung . Nuôi chim cu gáy mà lúc nào cũng gáy , thử hỏi ai lại không thích cơ chứ ?
Chim cu gáy bổi mới bắt về , ta nhốt vào lồng , bên ngoài nên phủ áo lồng cho chim đỡ sợ , bên trong để cóng nước uống , cóng lúa , cóng khoáng hay đất cho chim ăn được vài ngày . Xong đâu đó ta treo lồng vào chổ yên tĩnh để chim bớt sợ hãi . Sau đó , cứ vài ba ngày , ta thăm lồng một lần , mỗi lần như vậy nhớ châm thêm nước và thức ăn cho vài ngày tới.
Công việc thuần dưỡng chim cu gáy , ta cứ từ từ mà làm , muốn gấp gáp cũng không thể được . Vì chim bổi mau thuần hay không một phần do ở mình , mà một phần cũng do ở chim . Có nhiều con chim cu gáy dạn đến nỗi chỉ bắt về một vài hôm đã gáy trong lồng.
Nhưng cũng có nhiều con nuôi đến ba năm mà chưa…………mở miệng ! Nuôi nhưng chim khó “nổi” nầy chán vô cùng , tuy nhiên người nuôi vẫn hy vọng rằng , hễ có tật thì có tài , những con chim như vậy đã nổi thì không chê vào đâu được các bạn ạ
Nuôi chim cu gáy muốn mau nổi , thường ta phải nuôi trong nhà vài ba con trở lên . Con treo nhà trước , con treo nhà sau , hoặc con treo trên lầu , con treo dưới lầu . Trong trường hợp nhà bạn ở chật chội , không đủ chổ treo lồng , thì vẫn có thể treo gần nhau , nhưng những con xen kẻ , ta phải trùm lồng kín mít để chúng chỉ nghe tiếng gáy mà không thấy được nhau . Mình thấy treo như vậy chim mau sung , vì chúng cũng như loài gà thôi , tức nhau vì tiếng gáy .
Thỉnh thoảng , người nuôi chim cu gáy , cũng cho 2 con “kè ” nhau một tý , cho chúng nó hăng lên . Chim khi đã sung thì lúc nào cũng năng nổ , hễ người nuôi búng tay là gáy , hoặc vừa nghe chim khác nổi một vài hậu là nó cũng tức khắc hăm hở trả lời , tỏ ra ta đây không chịu thua sút một ai !
Các bạn lưu ý thêm là , chim cu gáy nuôi mãi trong lồng thì lông đuôi sẽ dài ra vướng víu . Vì vậy, các bạn cứ vài tháng nhớ hớt lông đuôi , lông cánh một lần để chim cu gáy xoan sở dể dàng trong chiếc lồng vốn chật ,khỏi gẫy đuôi xơ cánh , mất thẫm mỹ .
(Blogsudo Tổng Hợp)