Ánh sáng là yếu tố then chốt, quyết định cách lựa chọn và bố trí hoa, cây cảnh trong nhà.
Theo các chuyên gia của The Sill – công ty dịch vụ chuyển phát cây xanh rất được yêu thích tại New York (Mỹ), điều quan trọng nhất cần xem xét khi mua cây xanh đó là nhu cầu ánh sáng của cây như thế nào, nhiều hay ít. Gần như tất cả cây xanh đều thích ánh sáng, nhưng một số loài cũng có thể phát triển ở những nơi râm mát, thiếu sáng. Vì vậy, bước đầu tiên là xác định mức độ ánh sáng không gian sống của bạn nhận được, và lựa chọn cho mình loài cây phù hợp.
Chọn hoa, cây cảnh sao cho đúng đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ lưỡng của “người chơi”.
Xác định mức độ ánh sáng trong không gian sống
Nếu cửa sổ của bạn đối diện với…
– Hướng Nam
Các cửa sổ hướng Nam cung cấp nhiều ánh sáng nhất, nên là vị trí lý tưởng nhất để bày biện cây xanh trong nhà. Ngay cả khi bạn đặt các chậu cây cách xa cửa sổ, chúng vẫn nhận được lượng ánh sáng cần thiết.
– Hướng Đông
Các cửa sổ hướng Đông cung cấp một lượng ánh sáng tốt đẹp trong một vài tiếng đầu buổi sáng. Bạn sẽ muốn chọn cây xanh có nhu cầu ánh sáng vừa phải và đặt nó gần cửa sổ.
– Hướng Tây
Các cửa sổ hướng Tây cũng cung cấp một lượng ánh sáng khá tốt, nhưng vào buổi chiều. Điều này có nghĩa ánh sáng nóng hơn. Bạn sẽ muốn chọn cây xanh có nhu cầu ánh sáng vừa phải và có thể chịu đựng được ánh nắng gắt.
– Hướng Bắc
Các cửa sổ hướng Bắc cung cấp ít ánh sáng nhất. Bạn sẽ cần tìm cây xanh đòi hỏi ít ánh sáng và đặt nó gần cửa sổ.
– Không có cửa sổ
Đối với trường hợp này, bạn bắt buộc phải chọn cây xanh sống và sinh trưởng trong môi trường thiếu sáng hoặc đầu tư hệ thống ánh sáng nhân tạo.
Cách sắp xếp hợp lý mang lại tác dụng tích cực đến quá trình sinh trưởng của cây cũng như giúp ngôi nhà của bạn đẹp hơn.
Ngoài ra, nếu có thứ gì đó bên ngoài cửa sổ cản trở tầm nhìn, bạn cần điều chỉnh thêm sao cho thích hợp nhất. Ví dụ, cửa sổ của bạn quay mặt về hướng Nam và đối diện với một bức tường gạch, lựa chọn sáng suốt là cây xanh có nhu cầu ánh sáng vừa hoặc ít.
Để đảm bảo bạn nắm rõ loại ánh sáng mà không gian sống của bạn nhận được, hãy làm theo hướng dẫn đơn giản sau đây:
1. Đặt 1 tờ giấy trắng lên vị trí bạn muốn đặt chậu cây
2. Giờ bàn tay thẳng phía trên tờ giấy
3. Quan sát bóng đổ của bàn tay:
– Bóng đổ rõ hình bàn tay = ánh sáng mạnh
– Bóng đổ mờ hơn, nhưng vẫn có thể nhìn ra bàn tay = ánh sáng trung bình
– Bóng đổ mờ nhạt, không nhìn rõ hình thù gì = ánh sáng yếu
– Không xuất hiện bóng đổ = không lý tưởng để trồng cây
Gợi ý các nhóm cây xanh phổ biến (Tính theo chiều kim đồng hồ, từ góc trên bên trái)
Nhóm cây cần nhiều ánh sáng: Xương rồng, càng cua lá cẩm thạch, cây vả, cây mọng nước như hoa đá,…
Nhóm cây ưa ánh sáng vừa phải: Cây họ Ráy, thu hải đường, đa búp đỏ (hay còn gọi là đa cao su), cây trầu bà.
Nhóm cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng: Cây kim tiền, cây lưới hổ, cây huyết dụ và cây dây nhện.
Sau đây là: 5 lưu ý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà
Những cây cảnh phát triển tốt ở phòng khách, phòng ngủ hay phòng bếp đều góp phần tạo nên những khoảng xanh lý tưởng trong nhà.
Hãy tham khảo một số cách chăm sóc cây cảnh để có một
không gian đẹp trong mùa hè.
Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day – light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể
quang hợp được như môi trường bên ngoài.
Tưới nước
Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.
Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.
Bón phân
Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế. Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành… Vì vậy, cách
tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
Phòng bệnh cho cây
Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại
sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi
mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.
Có một số loại cây cực độc bạn không nên trồng trong nhà xem thêm bài viết sau đây:
Trồng cây cảnh trong nhà là một trong những xu hướng làm đẹp của các gia đình. Không chỉ tạo không gian xanh mà còn có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, một số loại cây cảnh có độc tính cực độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ con nguời nếu để trong nhà.
Trúc đào
Tên
khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
Đỗ Quyên
Mủ và hoa của cây trúc đào gây ngộ độc cho con người
Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Thiên điểu
Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Môn lá lớn
Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
Cây vạn thiên thanh
Thực chất là cây minh ti, thuộc họ ráy có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc). Tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.
Cây mã tiền
Độc tính có trong quả mã thầy có thể khiến con người tử vong
Quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) có hình dáng rất giống quả cam, được biết đến như một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều chất alcaloid, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Cây ba đậu
Ba đậu là một cây nhỡ cao 3-6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, cuống nhỏ, dài 1-2cm. Trông toàn thân cây thường thấy một số lá màu đỏ nâu. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1-3mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).
Dầu ba đậu là một chất gây phồng rất mạnh: cho tác dụng trên da, người ta thấy da
nóng bỏng và phồng lên, mọng nước, sau đó tạo thành mụn tróc da.
Uống trong, dầu ba đậu là một loại thuốc tẩy rất mạnh, với liều rất nhỏ (1/2 đến 2 giọt) đã gây tác dụng sau 1/2 đến 1 giờ. Đi ngoài 5-10 lần, lúc đầu đặc, sau lỏng, bụng đau nhiều hay ít, nóng ở hậu môn.
Với liều cao hơn 2 giọt, gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc: Nôn mửa, đi ngoài nhiều, toát mồ hôi và có thể dẫn đến tử vong, 10-20 giọt đủ giết một con ngựa.
Blogsudo Tổng Hợp
Chia sẻ cho bạn bè cùng xem