Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu biết cách trồng, áp dụng đúng kỹ thuật trồng thì chậu cây xương rồng sẽ đẹp và bền hơn.
Đầu tiên là cách chọn mua cây Xương rồng
Nếu là lần đầu tiên đi mua Xương Rồng để tặng quà hay để chơi. Bạn sẽ bối rối không biết làm thế nào để chọn được cây Xương rồng khỏe, đẹp, khi mua về cây phát triển tốt. Làm theo chỉ dẫn của mình sau đây các bạn có thể hoàn toàn yên tâm để mua Xương Rồng mà không phải lo sợ nữa.
Trước hết bằng việc quan sát các bạn nên lựa những cây nhìn khỏe khoắn: ra cây không nhăn nheo, ủ rũ. Làn ra sáng, láng, căng nhưng không cần quá láng mọng( bởi cây quá láng mọng có thể do dùng chất kích thích mà ra). Cây không có biểu hiện sâu bệnh như không có các vảy trắng( thường đây là biểu hiện của dệp trắng hoặc dệp vảy) để khỏi mất công loại bỏ chúng bằng bàn trải. Cây không có những vết nám mềm, lưu ý vết nám mà sờ vào thấy mềm mới là biểu hiện cây bị bệnh, các vết nám mà không mềm thì không sao.
Tiếp đến các bạn lấy tay sờ thử vào cây, bóp nhẹ vào thân cây, đặc biệt là vết nám xem có cứng cáp không. Nếu cây cứng cáp thì cây đó khỏe mạnh có thể chọn mua.
Khâu cuối cùng là kiểm tra rễ cây, các bạn không thể nhổ cây lên để coi rễ nhưng bằng cách lay nhẹ chậu cây xem có chắc chắn không là bạn đã có thể biết được điều này rồi. Tuy nhiên là đất phải ẩm ta mới đánh giá được chỉ tiêu này nha, vì đất trồng xương rồng rất xốp nên đất khô thì ta khó mà biết được. Nếu đất không chắc chắn thì bạn yêu cầu người bán bỏ thêm đất hoặc sỏi vào cho chắc là được.
Với vài lưu ý như trên các bạn có thể tự tin đi mua cho mình những chậu Xương rồng Khỏe đẹp được rồi đó, Nhưng nếu muốn chắc chắn hơn thì hãy chọn cho mình những người bán uy tín nha! Việc còn lại là khi mới mua về thì nên để cây nơi khô ráo thoáng mát sau 3 ngày mới tưới nước để tránh những tổn thương trong quá trình vận chuyển bị nhiễm trùng do nước và hãy chăm sóc cây cho đúng kỹ thuật nha!Kỹ thuật trồng xương rồng không khó và mất nhiều công sức như các loại cây cảnh khác, nhưng nếu để ý và áp dụng đúng, những chậu cây xương rồng cảnh sẽ mau lớn và đẹp hơn.
Tiếp theo là kỹ thuật trồng và chăm sóc
Tưới nước
Xương rồng bắt nguồn từ sa mạc nên chúng thích nghi tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Loại nước tưới: nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy.
Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
Tưới nước là một kỹ thuật trồng xương rồng cần phải chú ý. (Ảnh minh họa)
Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Cần chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.
Ánh sáng và không khí
Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây” , thân bị nám vàng nâu hoặc đen.
Cần chú ý ánh sáng trong kỹ thuật trồng xương rồng. (Ảnh minh họa)
Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng… Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.
Nhiệt độ
Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Cần chú ý nhiệt độ khi trồng và chăm sóc xương rồng. (Ảnh minh họa)
Dinh dưỡng
Mặc dù cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.
Phân bón Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây).
Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.
Xin giới thiệu cho bạn 10 loại xương rồng thích hợp trồng trong nhà
Xương rồng vốn là cây mọc hoang dã ở vùng sa mạc khô cằn dễ trồng và dễ chăm sóc. Với vẻ đẹp kỳ lạ và sức sống mãnh liệt, trong nhiều năm gần đây, xương rồng đã được trồng phổ biến để làm cây cảnh. Một vườn xương rồng hay thậm chí chỉ một chậu hoa nhỏ cũng làm cho không gian trong nhà của bạn thêm tươi sáng.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 10 loại xương rồng phổ biến và dễ trồng thích hợp làm cây cảnh đẹp trong căn nhà của bạn
1. Chuỗi ngọc bi
Chuỗi ngọc bi có tên khoa học là Sedum morganianum, một loại xương rồng có nguồn gốc từ Mexico. Lá của nó hình bi xếp chéo nhau, mọc dài đến hơn 30 cm, màu xanh lá cây hoặc màu xanh xám. Đây là loại cây ưa sáng, dễ chăm sóc, được trồng làm cảnh, đẹp nhất là dưới các dạng giỏ treo trong nhà và ngoài trời.
Bí quyết chăm sóc:
Quan trọng nhất là bạn phải giữ đất xốp, nhẹ và thoát nước. Chuỗi ngọc bi hiếm khi nở hoa, nhưng khi nở hoa có màu hồng hoặc màu đỏ mọc ở cuối thân. Để cho hoa nở đúng mùa, bạn nên bón phân NPK theo tỷ lệ 10-10-10 một lần vào mùa hè. Chuỗi ngọc bi có hình dáng đẹp bởi hàng trăm chiếc lá nhỏ, căng tròn rủ xuống quanh thân. Mặc dù rất ưa ánh sáng, nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, lá cây sẽ bị cháy nắng và bị rụng. Vì vậy, vào mùa hè, bạn nên treo những giỏ ngọc bi trong bóng râm để đảm bảo cho cây luôn được xanh tốt.
2. Cây càng cua
Cây càng cua (Lan càng cua) hay còn gọi là Xương rồng giáng sinh có tên khoa học là Schlumbergerax buckley là một loại cây cảnh được trồng rất phổ biến.
Lan càng cua là một loại xương rồng nở hoa rất đẹp, màu sắc rực rỡ và thích hợp trồng trong chậu. Bạn nên trông cây càng cua trong chậu sâu khoảng 20cm có đất khô, xốp và dễ thoát nước, đồng thời giữ nó khô ráo vào mùa đông. Khi cây bắt đầu ra nụ, bạn cần phải chăm sóc cẩn thận, nếu đất quá khô hoặc quá nhiều nước nụ hoa sẽ bị rụng. Để thúc cây ra hoa, bạn nên bón phân NPK 1 tháng/ 1 lần trong suốt mùa hè theo tỷ lệ 10-30-10, đồng thời phải đảm bảo cây được cung cấp đủ ánh sáng.
Cây càng cua bắt đầu ra nụ vào mùa thu đông nhiệt độ vào khoảng 13 độ C. Bạn nên mang nó vào nhà khi nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 120 C. Cây càng cua sinh trưởng nhanh và cho hoa rất đẹp, do đó bạn nên tỉa bớt một số cành nhánh phía dưới gốc điều này sẽ giúp cho cây luôn thẳng và mập.
3. Xương rồng bát tiên
Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii là một loại xương rồng được du nhập từ vùng Madagascar. Cây có thể nở quanh năm nếu có đủ ánh sáng. Xương rồng bát tiên cũng là một trong những cây cảnh đẹp. Nó có những chiếc lá hình thìa mọc ra từ thân cây tại đầu của những chiếc gai, còn hoa là vô số những chiếc lá nhỏ khác xếp vòng tròn vào nhau. Đặc biệt, bạn có thể không nhận thấy những bông hoa vì chúng quá nhỏ, bạn chỉ có thể thấy màu đỏ, màu cá hồi, hoặc màu vàng mọc ra từ thân của chúng.
Trong giai đoạn cây ra hoa, bạn phải đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây. Nếu thiếu nước, cây sẽ bị rụng lá, tuy nhiên nó sẽ mọc lại lá mới sau đó vài tuần khi được đủ nước. Xương rồng bát tiên chỉ thích hợp với mức ánh sáng trung bình. Để cây phát triển tốt, bạn nên bón phân ba lần vào mùa hè bằng cách sử dụng NPK theo tỷ lệ 10-30-10, hoặc sử dụng phân bón thúc và rửa tay thật kỹ sau khi làm.
4. Cây sen đá
Sen đá – một loại xương rồng có lá mọng nước có tên khoa học là Sempervivum tectorum hoặc Echeveria elegans được gọi thân mật là “gà mẹ và đám gà con” (hen and chicks).
Sen đá có 2 loại. Loại sen đá có tên khoa học Echeveria elegans có lá dạng cong tròn xếp lại với nhau như đóa hồng. Còn loại sen đá có tên khoa học là Sempervivum tectorum cũng giống như hoa hồng, nhưng mỗi lá của nó có xu hướng mọc phẳng hơn và nhọn hơn. Sen đá là một loại hoa đẹp với màu sắc đặc biệt (có loại hoa màu đen), có nhiều kiểu dáng khác nhau như hoa mọc rủ xuống hình chuông, hoặc hình sao. Đặc biệt sen đá còn tượng trưng cho sự vĩnh cửu nên nó được gọi là cây “sống đời”.
Khi được trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc ngoài sân vườn, bạn chỉ cần tưới ít nước. Bạn phải đảm bảo đất luôn khô và thoát nước ngay sau khi tưới vì quá nhiều nước là nguyên nhân khiến cây bị thối rữa.
Trong mùa đông cây cần rất ít nước, do đó bạn không cần tưới nước trong giai đoạn ngủ đông của cây.
Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, bạn nên sử dụng phân hóa học NPK và bón ba lần trong mùa hè với tỷ lệ 10-10-10. Để nhân giống, bạn có thể tỉa những mầm cây của chúng và trồng vào những chậu khác. Những vết cắt từ thân cây sẽ nhanh liền khi gặp nước hoặc bạn có thể băng chúng lại bằng một mảnh vải nhỏ.
5. Xương rồng ngọc bích
Xương rồng ngọc bích có tên khoa học là Crassula ovate – một loại cây cảnh trồng trong nhà rất được ưa chuộng vì lý do nó rất dễ trồng và phát triển nhanh. Là một loại cây bản địa của Nam Phi, xương rồng ngọc bích có tuổi thọ lâu, lá cây tròn, mọc dày, màu xanh bóng trông rất đẹp.
Xương rồng ngọc bích hầu như không cần nước, vì vậy bạn chỉ cần tưới ít nước hoặc để đất khô hoàn toàn. Những người làm vườn thường chỉ tưới nước cho cây khi những chiếc lá bắt đầu quăn lại hoặc mất màu xanh bóng của nó. Đây là những dấu hiệu bạn cần để ý để chăm sóc cây đúng cách. Xương rồng ngọc bích sẽ bị rụng lá và bị chết nếu bị ngập úng nước.
Phân NPK được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn nên bón phân ba lần trong mùa hè với tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
Xương rồng ngọc bích thường được trồng trong các chậu bằng đất nung rộng, điều này giúp không khí lưu thông qua đất và giữ cân bằng cho chậu cây. Bạn không nên trồng cây trong chậu quá nhỏ bởi vì bộ rễ của xương rồng khi cây phát triển có xu hướng nổi lên mặt đất, dễ gây ra đổ chậu. Với đặc tính phát triển nhanh, lá mọc dày nên cây cũng rất dễ uốn tỉa để tạo hình dáng nghệ thuật. Chỉ cần tỉa hết lá phía dưới gốc cây, phần trên tạo khối tròn là bạn đã có một kiểu dáng bonsai xương rồng độc đáo.
6. Cây lô hội
Cây lô hay còn gọi là nha đam có tên khoa học Aloe vera. Cây lô hội được sử dụng như là một loại cây dược liệu quen thuộc từ nhiều thế kỷ nay trong việc điều trị vết thương và cháy nắng. Cây có lá mọc dài, mép lá có răng cưa khá sắc, nếu bạn không để ý sẽ dễ bị thương khi chạm vào nó. Vì vậy nếu trồng trong nhà hoặc sân vườn, bạn hãy đặt những chậu nha đam ở những nơi khuất, ít người qua lại.
Cây lô hội không ưa nước, vì thế bạn luôn giữ cho đất khô và đặc biệt không được để cây úng nước. Lô hội rất ưa ánh sáng, bạn nên trồng cây lô hội tại nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì càng tốt. Để cây phát triển nhanh, bạn tránh bón phân vào mùa đông mà chỉ bón NPK ba lần trong mùa hè với tỷ lệ 10-10-10. Rễ cây cũng rất phát triển và có xu hướng trồi lên khỏi mặt đất, vì vậy bạn nên trồng lô hội trong những loại chậu cảnh dành riêng cho xương rồng
7. Cây gấu trúc
Cây gấu trúc là một loại xương rồng bản địa của vùng Madagascar,có tên khoa học là Kalanchoe tomentosa. Có nhiều loại cây họ Kalanchoe nhưng cây gấu trúc được trồng phổ biến nhất.
Cây gấu trúc cũng là một loại cây cảnh được ưa thích vì màu sắc đặc biệt của nó. Cây màu xanh ngọc, lá dày được bao phủ bởi một lớp lông bạc mềm mại, khiến cho cây có màu xanh mờ. Các cạnh của lá được viền chấm bằng lớp lông màu nâu hoặc màu nâu đỏ khiến cho cây hoàn toàn nổi bật.
Cây gấu trúc thích hợp với mức độ ánh sáng nhẹ, trung bình. Để chăm sóc cho cây phát triển tốt, bạn nên trồng cây gấu trúc trong chậu, phần đất trên cùng của chậu cây khoảng 20cm luôn được giữ khô ráo và thoát nước. Bạn hãy sử dụng phân NPK để bón cho cây theo tỷ lệ 10-10-10 ba lần trong mùa hè nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây
Mặc dù không phải chăm sóc nhiều nhưng bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá già hoặc bị gãy hoặc sâu bệnh để phòng trừ gây bệnh cho cây.
8. Xương rồng cầu vồng
Xương rồng cầu vồng có tên khoa học là Pincushion Cactus (Mammillaria) có nguồn gốc từ Mêxico. Xương rồng cầu vồng thuộc nhóm hơn 200 loại xương rồng hình cầu được trồng rất phổ biến làm cây cảnh trong nhà. Xương rồng cầu vồng ưa ánh sáng mặt trời, đặc biệt cây tuy nhỏ nhưng nở nhiều hoa và rất đẹp. Thân xương rồng có nhiều gai. Bạn hãy cẩn thận với những chiếc gai trông tinh tế nhưng khó có thể kéo ra khỏi da nếu bạn vô tình đâm phải.
Để có một chậu cây xương rồng pincushion đẹp, bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng. Bạn nên nhớ đất phải khô và thoát nước sau khi tưới. Vào mùa đông bạn chỉ cần tưới một chút nước để cung cấp cho cây độ ẩm cần thiết. Để bổ sung dưỡng chất cho cây, bạn nên sử dụng phân bón NPK, bón ba lần chỉ trong mùa hè theo tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
9. Cây đuôi ngựa
Cây đuôi ngựa – loại xương rồng có tên khoa học là Beaucarnea recurvata là một loại cây bản địa của Mexico và phía Tây Nam Hoa Kỳ. Xương rồng đuôi ngựa có hình dáng đặc biệt. Nếu được trồng trong nhà cây có chiều cao khoảng từ 3 -6m. Lá cây màu xanh đậm, nhỏ mọc dài và rủ xuống như đuôi ngựa. Để giữ nước và cung cấp nước cho cây là một bộ phận thân cây phát triển thành củ khiến cho cây có vẻ đẹp đặc biệt.
Cây đuôi ngựa phát triển nhanh trong điều kiện nhiều ánh sáng và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tuy nhiên nó cũng thích nghi với mức ánh sáng trung bình. Trong điều kiện nhiệt độ nóng cây vẫn phát triển bình thường tuy nhiên khi trời lạnh bạn cần tưới nước ít hơn.
Nếu bạn là người luôn luôn bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh, thì xương rồng đuôi ngựa là một lựa chọn hoàn hảo bởi vì nó không cần phải chăm sóc và tưới nước nhiều. Khi trồng trong chậu, cần phải đảm bảo đất khô và thoát nước. Bạn nên thay chậu khi cây quá cao. Chất dinh dưỡng bổ sung cho cây là phân NPK nhưng bạn cũng chỉ cần bón một năm một lần với tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
10. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Cây có lá dài mọng nước, trên lá có nhiều hoa văn khiến bạn liên tưởng đến bộ da của một con hổ hoặc con rắn, nên cây cũng có tên gọi là cây rắn.
Cây lưỡi hổ có sức sống mãnh liệt, cho dù bạn bỏ quên nó với chỉ một nhánh nhỏ nó vẫn sống và phát triển mạnh thành từng bụi lớn. Vì thế bạn có thể trồng cây lưỡi hổ trong nhà, ngoài sân vườn hoặc làm trồng làm hàng rào.
Úng ngập nước là nguyên nhân khiến cây bị thối rữa, do đó bạn không cần phải tưới nước thường xuyên, hãy để cho đất luôn khô và thoát nước sau khi tưới. Cây lưỡi hổ thích hợp trong nhiều điều kiện ánh sáng, đặc biệt cây phát triển không cần nhiều phân bón, vì thế bạn chỉ cần bổ sung NPK một năm một lần theo tỷ lệ 10-10-10. Bạn cũng nên tỉa bớt những lá già, héo úa để có được một bụi cây lưỡi hổ đẹp mắt hơn.
Trên đây là những loại xương rồng đẹp, dễ chăm sóc và rất thích hợp trồng trong nhà. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ lựa chọn được những loại xương rồng vừa ý
Và cuối cùng là một số điều nên tránh khi trồng xương rồng
Bạn chỉ nên đặt xương rồng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng vào nhà. Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển.
Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Chúng ta có thể thấy rất nhiều các loại xương rồng trồng trong chậu cảnh hay làm hòn non bộ.
Trong phong thủy, hình dáng của cây xương rồng thuộc vào loại đặc biệt, thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài. Vì thế nó là một trong những cây có tác dụng hóa hung cao nhưng lại cực kỳ cấm kỵ khi bài trí trong nhà. Bạn chỉ nên đặt xương rồng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.
Nguyên nhân của điều này được lý giải theo phong thủy như sau:
Xương rồng là cây nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới
sức khỏe của gia chủ.
Chưa kể việc tập trung quá nhiều gai nhọn trên thân cây khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Đôi khi, xương rồng nở hoa (nếu trồng xương rồng mà nở hoa, được coi là điềm lành vì hoa của nó mang năng lượng tốt) nhưng không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn.
Bày xương rồng trong nhà gia chủ dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản,
tình cảm trục trặc, cô đơn.
Nếu bày trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó phát triển, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ mất mát.
Tuyệt đối không để xương rồng trong phòng tân hôn
Các loại thực vật có gai chủ yếu là hoa hồng, xương rồng… thường được trang trí trong phòng tân hôn. Tuy nhiên, theo phong thủy, những chiếc gai nhọn mang hàm ý đối đầu, ăn miếng trả miếng. Điều này khiến cho
vợ chồng dễ gây tổn thương cho nhau (ở mức độ nhẹ), không bao dung, nhẫn nhịn và rất nhiều điều bất lợi khác liên quan đến
cảm xúc.
Ms. Su – Blogsudo