Bạn có hiểu đúng hiện tượng trật khớp và cách xử lý như thế nào cho hiệu quả? Trật khớp là hiện tượng khớp hai khớp nối nhau bị so le không còn nằm ở vị trí như ban đầu. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao.
Bệnh thường gặp phải là do các chấn thương mạnh, chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền…. Các chấn thương làm cho các đầu xương bị trật ra khỏi vị trí bình thường ban đầu, làm biến dạng và mất khả năng vận động tạm thời khi đó, gây đau đớn một cách dữ dội. Vì vậy không nên chủ quan khi bị trật khớp mà hãy tìm cho mình những thao tác sơ cứu bước đầu để khi rơi vào trường bản thân hoặc người khác bị trật khớp còn biết cách xử lý.
Trật khớp xương và cách xử lí nhanh
Nguyên nhân gây trật khớp
Trật khớp thường sảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hoặc làm một động tác lặp đi lặp lại thường xuyên với cường độ cao như: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.
– Chấn thương thể thao, nhất là trong các môn thể thao va chạm và dễ gây ngã như bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ.
– Chấn thương không do thể thao. Va đập mạnh vào khớp trong tai nạn giao thông cũng hay gây trật khớp.
– Do bị ngã làm lệch khớp
Biểu hiện của bệnh trật khớp
Thường những khớp xương dễ bị bong gân ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…
Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn.
Trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn. Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp. Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế Viêm gan A bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương. Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non. Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền. Trật khớp khuỷu tay Hệ lụy của trật khớp. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp…
Teo cơ, cứng khớp trong tư thế xấu: Khớp khuỷu luôn ở tư thế duỗi…
Các bước sơ cứu khi bị trật khớp – Làm gì khi bị trật khớp
Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ để người khác sơ cứu
Dùng dầu nóng hoặc dầu dùng cho những trường hợp bị trật khớp bôi lên vết thương để giảm đau. Tuyệt đối không được cố nắn hoặc cố gắng chỉnh khớp vì có thể làm cho tình trạng tệ hơn nếu không biết cách nắn.
Dùng vải hoạc áo băng cố định khớp để tránh làm vết thương cử động trong quá trình chuyển tới bệnh viện.
Trật khớp xương và cách xử lí nhanh
Nếu bị đau nhiều và sưng nề, có thể dùng đá lạnh chườm lên phần thịt bị sưng. Không nhất thiết phải chườm trực tiếp lên vết thương mà có thể qua lớp vải băng bó bên ngoài. Nên nhớ, phải chườm lạnh mới có tác dụng chứ không được chườm nóng.
Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.
Việc cần làm khi bị trật khớp
1. Ngay sau chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải cố định khớp bị trật lại.
2. Hạn chế di chuyển, cử động. Việc đầu tiên cần làm khi bị trật khớp là không nên di chuyển, cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không hiểu điều đó nên ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.
3. Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử động vẫn chưa ổn, bạn phải cố định khớp ở tư thế đúng với vị trí trước đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương. Ví dụ, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng một miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.
4. Đến bệnh viện. Thông thường, trật khớp được chúng ta coi là bệnh không nguy hiểm, nếu nó không quá đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn thì hẳn là chẳng ai đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này. Nhưng nếu bạn bị trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sỹ kiểm tra và điều trị.
Cách điều trị trật khớp
Trật khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm về sau
– Điều trị trật khớp tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng của tổn thương. Bác sĩ có thể thử một số biện pháp nhẹ nhàng để đưa xương trở lại đúng vị trí. Sau đó khớp có thể được nẹp hoặc băng cố định trong vài tuần và bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.
– Sau khi tháo bỏ băng hoặc nẹp, bệnh nhân sẽ được phục hồi chức năng để khôi phục tầm vận động và sức mạnh của khớp. Cần tránh hoạt động mạnh ở bên khớp tổn thương cho đến khi khớp hồi phục hoàn toàn.
– Nếu trật khớp đơn giản không kèm theo tổn thương dây thần kinh hoặc phần mềm, khớp sẽ trở lại tình trạng bình thường hoặc gần bình thường. Nhưng nếu vận động khớp trở lại quá sớm hoặc quá mạnh có thể khiến khớp bị thương hoặc bị trật lại.
– Trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật nếu có tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh hoặc nếu không thể nắn khớp về vị trí bình thường. Cũng cần phẫu thuật nếu khớp hoặc dây chằng bị yếu và trật khớp tái diễn nhiều lần.
Chăm sóc vết thương sau khi điều trị
Sau khi đã được các bác sỹ giải quyết êm thấm vấn đề trật khớp, một trong những vấn đề không kém phần quan trọng tiếp theo chính là việc chăm sóc vết thương sau khi bị trật khớp này. Bạn nên làm những việc như sau:
– Xoa và uống thuốc bổ trợ khớp đều đặn theo chỉ dẫn. Không dùng những loại thuốc lạ nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
– Ngay sau khi vừa tháo băng hoặc mới hồi phục, bạn không nên trở lại chơi bóng ngay, mà phải kiên trì ngừng chơi trong thời gian quy định của bác sĩ. Vì khi đó các khớp mới lành lại và chân còn yếu, nên có thể bị tái phát trở lại nếu bạn bắt chúng đương đầu với những cú va chạm mạnh.
– Đồng thời tránh tối đa các lực tác động mạnh lên khớp chân bằng cách giảm hoạt động thường ngày, tránh đạp xe hoặc va chạm phải các đồ vật trong nhà…
– Nếu bị đau trở lại hoặc vết thương sưng tấy lên thì cần đến gặp bác sĩ để được khám lại và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa trật khớp
– Để phòng ngừa trật khớp, cần thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã, mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm
– Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của thầy thuốc.
10 điều bạn cần chú ý khi bị đau cổ chân
1. Chớ nên coi thường một cái vấp nhẹ khiến trẹo cổ chân, bàn chân. Cho dù lực tác động rất nhẹ nhưng nó cũng đủ làm bạn có thể bị gãy xương mắt cá, toác khớp, đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa lại.
2. Thông thường mọi người cho rằng hiện tượng đau cổ chân là do bị bong gân nhẹ nên tự điều trị theo các phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu… Thế nhưng, những điều này có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng, nếu để muộn sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.
3. Chấn thương vùng cổ chân dễ sưng hơn trên gối vì ngay dưới da là xương và bao khớp. Ðây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi. Vì vậy vùng này dễ chảy máu nhiều hơn. Ngoài ra, quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nông lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim.
4. Ðau cổ chân ít và không kéo dài, thường là cảm giác thốn. Ngay cả khi bị gãy xương, đau chỉ xuất hiện trong tuần lễ đầu. Ðó cũng là lý do khiến bạn ít chú ý đến tổn thương.
5. Bạn đừng chờ đến khi hiện tượng sưng kéo dài trong khoảng thời gian dài rồi mới quyết định đến bệnh viện kiểm tra tổn thương. Vì khoảng thời gian này có thể sẽ làm biến chứng nặng hơn, khó chữa trị.
6. Giới hạn cử động cổ chân như gấp lòng hay gấp lưng bàn chân sẽ làm bạn có dáng đi khập khiễng. Nếu biến chứng này xảy ra sau chấn thương, nhiều khả năng có tổn thương xương khớp ở cổ chân.
7. Ðau quanh mắt cá kèm theo sưng nhẹ có thể là dấu hiệu viêm khớp cổ chân sau chấn thương. Tình trạng này khiến người bệnh khó chịu vì đã uống thuốc kháng viêm dài ngày mà không hết hẳn.
8. Nguyên tắc xử trí ban đầu: Tuân thủ nguyên tắc R – I – C – E
R (rest): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, bạn có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.
I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá.
C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
E (elevation): Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân.
9. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp như gãy mắt cá, gãy xương sên, trật khớp cổ chân, gãy trần chày, gãy xương gót.
10. Nếu không gãy xương, đa số là tổn thương dây chằng cổ chân và bao khớp, còn gọi là bong gân. Bạn hãy cố định tư thế cổ chân trong một thời gian để các dây chằng có thời gian hồi phục tốt (khoảng 3-6 tuần). Sau đó bạn hãy siêng năng tập cổ chân trong vài tuần tiếp theo thì tiến độ phục hồi sẽ nhanh hơn.