Cần làm gì để học tốt Tiếng Anh?

Thay đổi nếp sống

Học Tiếng Anh đòi hỏi bạn phải hành động. Bạn có thể biết hết tất cả các mẹo học nhưng nếu không bắt đầu thực hiện thì bạn sẽ chẳng bao giờ thành công. Thực tế là, nếu bạn muốn học để nói được Tiếng Anh, bạn phải thay đổi cách bạn sống. Dưới đây là ví dụ vài việc bạn phải làm:
đọc sách viết bằng Tiếng Anh mỗi ngày một tiếng đồng hồ, phân tích văn phạm các câu và tra từ mới bằng từ điển Tiếng Anh

Nghe đọc sách hoặc băng, đĩa bằng Tiếng Anh; cứ sau mỗi đoạn lại tạm ngưng và cố gắng tìm hiểu xem nó nói về cái gì; học theo cách phát âm của người nói.
Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập âm “r”
Viết một bức thư điện tử bằng Tiếng Anh, sử dụng từ điển hoặc công cụ kiểm tra trên mạng mỗi 20 giây một lần để chắc chắn rằng mình đã viết đúng; dành ra 5 phút để viết một câu
Suy nghĩ về một câu Tiếng Anh bạn vừa đọc, liệu bạn có thể dùng mạo từ “a” thay cho “the” được không; tìm những câu tương tự trên mạng để biết chính xác kết quả
Đi dạo phố đồng thời tự đặt những câu Tiếng Anh đơn giản trong đầu (về những thứ mà bạn bắt gặp trên đường)

Ai lại đi làm những trò điên rồ này? Chỉ có một loại người thôi – loại người thích làm những việc đó. Nếu muốn học tốt Tiếng Anh, bạn phải trở thành con người như vậy. Bạn đã bao giờ nghe về ai đó trở nên thành đạt nhờ làm những việc mà anh ta ghét chưa?<br />editVấn đề cốt yếu

Vấn đề cốt yếu trong việc học Tiếng Anh là tất cả mọi người đều muốn nói Tiếng Anh một cách thành thạo, tuy nhiên hầu hết trong số đó không muốn dành thời gian cho việc tự học. (Hẳn đó là lý do tại sao họ lại đăng ký vào các lớp học Tiếng Anh và trông chờ giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức cho mình.)

Về cơ bản, chính sự thiếu động lực đã khiến người ta không muốn dành thời gian cho việc học Tiếng Anh và nếu có cũng không thường xuyên. Ví dụ như một người có thể học các cụm động từ trong 12 tiếng đồng hồ trước kỳ thi Tiếng Anh. Tuy nhiên, anh ta sẽ chẳng buồn bỏ ra 30 phút mỗi ngày để đọc sách Tiếng Anh. Vì không cảm thấy hứng thú với việc học Tiếng Anh nên anh ta sẽ chỉ học trong những tình huống bắt buộc mà thôi. Vấn đề là ở chỗ các nỗ lực nhất thời không mang đến kết quả như bạn mong đợi trong khi những hoạt động nhỏ hằng ngày sẽ mang lại hiệu quả rất cao.


Thái độ tiêu cực

Một trong những nguyên nhân khiến người ta không muốn dành thời gian để học Tiếng Anh là do ý nghĩ rằng nó gắn liền với những hoạt động gây khó chịu. Khi nghĩ về “việc học Tiếng Anh”, họ thường liên tưởng đến các lớp học đơn điệu, bài tập thì chán ngấy. Dù biết rằng Tiếng Anh rất cần thiết cho sự nghiệp của mình, họ vẫn không có động lực vì chính công việc họ đang làm đã nhàm chán lắm rồi! Trong tâm trí họ, học Tiếng Anh là điều phải làm chứ không phải điều họ muốnlàm

.So sánh giữa người học thông thường và người học nhiệt tình
Paula là một người học Tiếng Anh thông thường với rất ít quyết tâm. Cô ấy cũng có những lúc cao hứng như ngay trước ngày thi Tiếng Anh hoặc khi không thể giao tiếp với khách hàng ngoại quốc qua điện thoại. Những tình huống trên khiến cô nghĩ rằng “Mình phải làm gì đó để cải thiện trình độ Tiếng Anh!”. Tuy nhiên, chúng rất hiếm khi xảy ra, nhiều khi chỉ một lần trong cả tháng. Vì vậy, dù cho cô ấy có nỗ lực học đi chăng nữa (ví dụ: trong hai ngày trước kỳ thi) thì kết quả đạt được cũng không tốt. Cô ấy sẽ quên hết 90% những gì mình học trong vòng một tháng. Điều này rất đỗi bình thường: bạn phải ôn bài thường xuyên, nếu không bạn sẽ quên sạch. Đó là cơ chế hoạt động của trí nhớ con người.

Bây giờ, ta hãy quan sát một người học Tiếng Anh khác – Judy. Judy dành gần 30 phút mỗi ngày để đọc một cuốn tiểu thuyết viết riêng cho người học Tiếng Anh (với ngôn từ giản đơn, dễ hiểu). Cô ấy mua một cuốn từ điển Anh-Anh và dùng nó để tra cứu mỗi khi gặp chỗ khó hiểu. Khoảng thời gian ban đầu quả thật rất khó khăn. Đọc sách và sử dụng từ điển không phải là “hoạt động thường ngày” của cô ấy. Mỗi câu Tiếng Anh cũng là một thách thức.

Nhưng chỉ sau hai tuần, Judy có thể đọc nhanh hơn. Trong khi đọc, cô ấy thường thấy những từ mà mình đã học. Cô không cần phải tra chúng trong từ điển nữa và biết rằng mình đã tiến bộ hẳn lên. Judy cảm thấy gần đây mình đã học được khá nhiều và rất mong muốn học được nhiều hơn nữa. Mỗi ngày, cô đều háo hức đợi đến giờ đọc sách. Chính cuốn sách đã cho cô cơ hội sử dụng những gì mình học được (tận hưởng sự tiến bộ) và trau dồi nhiều hơn. Nhờ đọc sách thường xuyên mà cô ấy nhớ được từ lâu hơn và vốn từ vựng cứ thế tăng dần.

Judy đã đi đúng hướng. Cô ấy sẽ nhanh chóng đọc được báo và các nguồn thông tin khác viết bằng Tiếng Anh.

Bạn cần làm gì?</b>
Nếu bạn giống như Paula và không thích đọc sách Tiếng Anh, chú ý đến những câu Tiếng Anh hay luyện tập cách đọc âm “r”, bạn sẽ phải làm cái gì đó khác. Có nhiều phương pháp nhằm khơi dậy niềm hứng khởi học Tiếng Anh trong bạn nhưng tốt nhất vẫn là làm những gì mà bạn thấy thích thú.

Nếu bạn xem một đoạn phim vui nhộn trên Internet, đọc các bài báo về ban nhạc yêu thích hay trò chuyện với những người bạn thú vị trên một diễn đàn bằng Tiếng Anh, chúng sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui. Khi nghĩ đến “Tiếng Anh”, bạn không còn liên tưởng đến các lớp học nhàm chán, những quy tắc ngữ pháp rắc rối và một danh sách dài dằng dặc những từ cần thuộc lòng. Thay vào đó, bạn sẽ nghĩ tới một chương trình truyền hình vui nhộn, ban nhạc và những người bạn mà mình yêu mến. Trong đầu bạn lúc này, Tiếng Anh sẽ không còn là môn học đáng ghét ở trường nữa mà chính là nguồn vui của bạn mỗi ngày.

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *