Ho luôn là nổi ám ảnh của người lớn và đặc biệt là của trẻ nhỏ nhất là vào ban đêm. Nêu bạn gặp phải triệu chứng ho vào ban đêm, hãy tham khảo bài viết đặc biệt sau của chúng tôi để giúp các bạn giảm ho nhanh chóng và đặc biệt là nhận diện và chữa trị tận gốc cơn ho.
Giảm ho nhanh chóng vào ban đêm bằng các mẹo tự nhiên
Đau, ngứa cổ họng gây khó chịu, nhưng chưa đến mức phải đi bác sĩ. Và bạn hoàn toàn có thể làm dịu cơn đau bằng những cách tự nhiên không cần dùng thuốc.
Theo một nghiên cứu trong năm 2014 của các nhà khoa học Anh, việc đi bác sĩ hoặc dùng kháng sinh khi bị đau họng là không cần thiết.
Lý do là chỉ có một tỉ lệ nhỏ trường hợp bị đau họng là do nhiễm khuẩn, còn lại là do dị ứng, không khí khô và các virút thông thường như cúm và cảm lạnh.
Do đó khi bị đau họng, bạn có thể tự làm giảm cơn đau bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà, và chỉ nên đi bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm. Dưới đây là những cách làm giảm đau họng bạn có thể áp dụng:
Nước muối
Marcia Degelman – tác giả cuốn Lý giải sức khỏe và là nhà trị liệu tại Trung tâm y tế ĐH California – cho biết muối có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu cũng cho thấy súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng.
Trong thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Nếu bị ngứa hoặc đau họng, bạn có thể pha 1 muỗng cà phê muối vào 1/2 chén nước ấm và súc miệng trong 30 giây.
Mật ong
Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự hiệu quả hơn xirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.
Để giảm đau họng, bạn hãy pha một tách trà nóng và cho vào 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa quả chanh vắt. Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy của bạn co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn.
Phở gà
Một nghiên cứu của Nhật Bản phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng.
Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trung tâm y tế ĐH Nebraska cũng chứng minh rằng phở gà thật sự có thể giúp chống lại một loại virút bằng cách hoạt động như một chất chống viêm.
Theo tác giả nghiên cứu Stephen Rennard, sự kết hợp của các loại rau, thịt gà và nước dùng giúp cho món phở có tác dụng trên.
Tỏi
Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virút và vi khuẩn. Theo Degelman, bạn có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 phút khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa để tránh bị nhiễm trùng.
Rễ cam thảo
Trong đông y, rễ cam thảo được dùng để điều trị viêm họng, viêm loét và nhiễm virút trong nhiều thế kỷ, và nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước và súc miệng.
Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị đau họng sau phẫu thuật hơn so với những người chỉ uống nước.
Bạn có thể mua rễ cam thảo ở dạng bột hoặc chất chiết xuất, pha với nước và súc miệng.
Kẽm
Ion kẽm là tác nhân kháng khuẩn, vì vậy giúp chống lại nhiễm trùng, Degelman giải thích. Một nghiên cứu của Phần Lan năm 2011 cho thấy viên ngậm kẽm giúp người cảm lạnh mau khỏi bệnh.
Ngoài ra theo Degelman, dùng nó cùng với vitamin C sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn chống lại các loại bệnh tật.
Hướng dẫn cách làm giảm ngứa học và ho hiệu quả
Chuỗi ngày rét đậm, rét hại kéo dài hơn 1 tháng đã tạm thời kết thúc bằng những ngày nắng đẹp vào đúng dịp tết nguyên đán. Không khí ấm lên làm mọi người háo hức và phấn khởi vui tết cổ truyền. Nhưng cùng với sự ấm lên đó, nhiều người lại chủ quan, không bảo vệ sức khỏe đã làm phát sinh các triệu chứng bệnh liên quan đến thời tiết, thường gặp nhất là ho, ngứa rát họng…
Trong và sau dịp Tết nguyên đán, nền nhiệt độ đã vượt qua ngưỡng rét đậm, duy trì ở mức 15 – 20độ, kèm theo nắng nhẹ là điều kiện lí tưởng để đi du xuân, trẩy hội. Song diễn biến nhiệt độ trong ngày lại thay đổi và có sự chênh lệch giữa các thời điểm khác nhau như rét về đêm, lạnh và se lạnh vào buổi sáng và chiều tối. Phải đến trưa trời mới hửng nắng ấm. Do vậy, khi đi ra đường, nhất là đi xe máy, nếu không có biện pháp giữ ấm phòng bị như: mặc áo đủ ấm, đội mũ, đeo khẩu trang, nhất là giữ ấm vùng họng như quàng khăn, mặc áo kín cổ…sẽ dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, kèm theo ho, ngứa họng, rát họng, khản tiếng…Triệu chứng ngứa rát họng dễ xảy ra hơn ở những người có sẵn cơ địa dị ứng với thời tiết, cổ họng dễ bị kích thích, tiền sử ho mãn tính, người bị viêm họng, viêm phế quản mãn tính…
Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này. Hoặc khi đã ở mức độ trầm trọng hơn, ngứa rát họng kèm theo những cơn ho dữ dội thì việc làm dịu họng, giảm kích thích và ngứa rát tại vùng họng được xem là biện pháp tác động tại chỗ và cần thiết nhằm làm giảm hiệu quả những cơn ho.
Cách đơn giản được nhiều người quen dùng là ngậm Ô mai. Ô mai vừa là món ăn, vừa là vị thuốc, vừa được dùng theo kinh nghiệm dân gian, vừa được dùng trong Đông y. Ngậm Ô mai sẽ kích thích sinh tân dịch, tăng bài tiết nước bọt, làm giảm kích thích của niêm mạc họng, giảm ngứa rát họng, khô họng, khản tiếng. Ngoài ra, theo Hải Thượng Lãn Ông, Ô mai có “vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho…”, vừa có thể dùng riêng lẻ, vừa có thể kết hợp trong nhiều bài thuốc chữa ho.
Một phương thuốc dân gian khác cũng được ưa dùng là Mật ong với tác dụng đa dạng và tính an toàn. Khi ngậm hoặc để trôi chậm qua cổ họng, vị ngọt của Mật ong nhanh chóng làm dịu cảm giác ngứa rát và kích thích họng. Thành phần acid Panthotenic và Albumin trong Mật ong kích thích tái tạo tế bào mới, giúp mau lành các tổn thương niêm mạc họng như sưng, viêm, đỏ, đau…Mật ong còn có hoạt tính kháng sinh tự nhiên nên khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc họng bị viêm do nhiễm khuẩn, sẽ phát huy tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, làm giảm đáng kể tình trạng viêm họng. Mật ong cũng làm tăng tính kháng viêm, kháng dị ứng của niêm mạc họng nên không chỉ làm dịu nhanh các kích thích hiện thời mà còn ngăn ngừa các kích thích mới phát sinh. Bản thân Mật ong cũng là một vị thuốc giảm ho hữu hiệu, được cả Đông y và Tây y ghi nhận. Các tác dụng đa dạng của Mật ong được phát huy cùng lúc và cùng bổ trợ cho nhau giúp giảm nhanh và khá toàn diện các triệu chứng khó chịu tại họng, bao gồm cả ngứa rát họng, ho, viêm họng…
Để tạo ra tác dụng tốt hơn nữa, Ô mai, Mật ong cùng được kết hợp với nhau và kết hợp thêm nhiều thảo dược khác như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Sa sâm, Bán hạ, Qua lâu nhân, Khổ hạnh nhân, Ngũ vị tử, Viễn chí, Tinh dầu bạc hà, Gừng tươi (phát triển từ bài thuốc đông y Trung Quốc Xuyên bối tỳ bà cao), bào chế dưới dạng viên ngậm tiện dụng có tên là Bảo Thanh (DP Hoa Linh). Đặc biệt, dưới dạng kẹo ngậm Lozenge, viên ngậm Bảo Thanh chứa được tối đa hàm lượng dược liệu trong mỗi viên nên phát huy tác dụng rất tích cực: Không chỉ Bổ phế, Trừ ho, Tiêu đờm mà còn phát huy tác dụng tại chỗ, nhanh chóng làm dịu cổ họng, giảm ngứa rát họng, giảm viêm, đau họng…Đặc biệt các trường hợp ngứa họng nhẹ, hoặc ngay khi thấy dấu hiệu ngứa rát họng, sử dụng viên ngậm Bảo Thanh sẽ làm dịu nhanh các kích thích, ngăn chặn cơn ho xuất hiện. Viên ngậm có vị ngọt của Mật ong và mùi thơm thảo dược nên dễ dùng, thích hợp cho nhiều đối tượng.
Khi bị ho về đêm bạn cần phải lưu ý những điều gì?
Thời tiết những ngày đầu đông đang có những dấu hiệu thay đổi nhiệt độ thất thường, ngày ấm đêm lạnh, là điều kiện cho các chứng bệnh về hô hấp phát triển, trong đó có chứng ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc…
Ho là một triệu chứng hay gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, hít phải nhiều bụi, khói, khói bếp, khói lò… Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi… Do đó, ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh.
Ho về đêm chỉ tình trạng không ho vào ban ngày, nhưng cứ đến đêm lại bị ho, có thể ho từng cơn và ho dai dẳng, liên tục. Nguyên nhân và triệu chứng của chứng ho về đêm ở trẻ em và người lớn thể hiện như:
Khi bé bị ho, cần thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé.
Ho về đêm ở trẻ em
Nhiều bé không ho vào ban ngày vì thời điểm này bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất nhày ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Chính đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.
Trẻ ho về đêm cũng có thể do bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ. Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ở những trẻ hen, cơn ho dài và dày khiến trẻ mệt mỏi. Khi trẻ ho nhiều sẽ kích thích phản xạ hầu họng gây nôn trớ.
Với các bé bị ho về đêm hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn dẫn đến nôn trớ, đây là triệu chứng của ho do trào ngược dạ dày – thực quản. Trẻ bị chứng trào ngược, van dạ dày không tốt, vì vậy, thức ăn và dịch tiết trào ngược lên đường hô hấp dễ gây viêm đường hô hấp. Ho thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dày. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn.
Chăm sóc bé bị ho đêm
Đa số khi thấy con bị ho đêm, các bố mẹ thường áp dụng một số bài thuốc dân gian để giúp con bớt ho. Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp cho bé giảm ho hiệu quả và lành tính. Cần thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé.
Bố mẹ cũng cần hạn chế cho con ăn uống sát giờ đi ngủ. Tốt nhất, bé nên ăn uống trước khi ngủ 1 giờ. Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn kích thích ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Trước khi ngủ, hãy cho con uống 1 thìa mật ong ấm giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
Hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi ứ lại ở họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi, giữ vệ sinh mũi họng cho bé và môi trường sống.
Ho đêm ở người lớn
Ban ngày có khi chỉ ho húng hắng chốc nhát, không có dấu hiệu của cúm hay viêm họng, nhưng khi ngủ trưa hoặc ban đêm, bạn lại bị ho, thậm chí ngứa họng phải khậm khoạc và ho dai dẳng, liên tục. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, hiệu suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng. Ho về đêm ở người lớn có thể do các yếu tố sau:
Do hen suyễn: Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan. Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Những triệu chứng của hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và yếu tố tác động. Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh. Nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn, khi đó, người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực…
Viêm xoang: Khi bị viêm xoang, các xoang bị viêm sẽ bị tắc, bị ngạt mũi, các chất nhày chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày, các dịch nhày này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhày dễ ứ lại nơi cổ họng và gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy, họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.
Trào ngược axit: Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi dẫn đến ho. Nếu nguyên nhân gây ho và khó chịu về ban đêm đã được xác định thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu, việc trào ngược sẽ giảm đi và sẽ bớt ho.
Với tình trạng bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày (kể cả trẻ con và người lớn), kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng…, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được dùng thuốc và tư vấn cách trị bệnh hiệu quả, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Bênh cạnh cách làm giảm ho thì tìm hiểu đúng nguyên nhân ho mới là cách chữa trị tốt nhất cho bệnh ho và ngứa cổ vào ban đêm. Chúc các bạn và gia đình có những buổi tối ngon giấc không bị quấy rầy bởi những cơn ho khó chịu
Từ khóa tìm kiếm: dac biet, ban dem, giam ho nhanh chong, di bac si, the lam, con dau bang, khi bi dau hong, bi dau hong, do nhiem khuan, dau hong ban co the, cach lam giam, giam dau hong ban, trung tam y te dh, tieu diet vi, suc mieng bang nuoc muoi, dau co hong, hong, bi nhiem trung, nhiem trung duong ho hap, suc mieng, dang ke tinh trang, he mien dich, chong nhiem trung, ho ve dem o tre, nguoi lon, be bi ho,