Chữa lành viêm họng hạt bằng cây trâm ổi

Cây Trâm Ổi là gì và tại sao lại có tác dụng trong chữa lành bệnh viêm họng hạt? Tham khảo một số thông tin bài dưới đây:

Cây trâm ổi còn gọi là cây thơm ổi, cây ổi Tàu, cây Hoa ngũ sắc vì hoa có 5 màu. Ở miền Trung còn gọi là cây trâm trâm hay nho rừng, là loại cây dại, mọc hoang khắp các vùng miền, rất dễ tìm. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá trâm ổi điều trị lâm sàng một số bệnh mang lại hiệu quả cao.


Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau.

Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu như nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (trừ khi ngủ). Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành, bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp

Đây là một chứng bệnh rất khó điều trị dứt điểm, nhiều người đã phải chấp nhận chung sống với nó cả đời.

Nhiều người cho rằng cách tốt nhất để điều trị viêm họng hạt là đốt bằng tia lazer. Thực tế, dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa viêm họng hạt, hiệu quả hơn cả có thể kể đến bài thuốc từ lá trâm ổi.

Dược tính của cây trâm ổi 

Cây trâm ổi, theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, còn gọi là cây ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý…

Về hình dáng: Trâm ổi cây nhỏ mang nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Lá hình bầu dục, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn, cứng, mặt dưới có lông mềm hơn.

Trâm ổi có nhiều loại: hoa ngoài vàng, trong vàng gạch tôm, hoa vàng tươi, hoa trắng sữa. Nhiều loại nhưng tác dụng như nhau, dùng lá, hoa, thân và rễ (xem hình cây trâm ổi đính kèm).

Bài thuốc “trâm khương gia muối hạt” trị viêm họng hạt 

– “Trâm” là lá trâm ổi: 3 – 6 lá/ngày chia làm 3 lần

– “Khương” là gừng tươi: 3 lát mỏng chia 3 lần/ngày

– Muối hạt: 3 hạt muối nhỏ chia 3 lần/ngày

Cách thực hiện: 

Như trên đã nói: Một ngày điều trị 3 lần

Mỗi lần: 3 – 6 lá trâm ổi rửa sạch + 1 lát gừng tươi và 1 hạt muối

Cho thuốc vào miệng nhai thật nhỏ, ngậm trong khoang miệng. Nuốt thuốc từ từ, thời gian cả nhai và nuốt từ 15 – 30 phút.

Mỗi ngày nhai và nuốt 3 lần: Sáng, trưa và tối.

Hiệu quả điều trị theo kinh nghiệm:

– 10 ngày giảm ho, bớt đàm, hết đau họng.

– 20 ngày hết ho, hết đàm, hết khàn tiếng.

– 30 – 45 ngày là điều trị quét tận gốc các mụn và chống tái phát.

Bài thuốc này còn trị được tất cả các chứng viêm họng, viêm phế quản và viêm VA.
Một số tác dung khác của cây trâm ổi::
Dùng để chữa ho ra máu và lao phổi: Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.

Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt: Nấu lá tươi để rửa ngoài.

Hạ sốt cao: Lá trâm ổi từ 10 – 20 gr sắc uống.
Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.

Hạ sốt cao: Lá trâm ổi từ 10 – 20 gr sắc uống.

Lá tươi giã nhỏ đắp trị: mụn nhọt, mưng mủ, ngứa lở da và trị chàm.

Điều trị bong gân, sai khớp: Lấy một nắm lá trâm ổi nhai với ít rượu trắng đắp lên chỗ bong gân, băng lại thì máu tụ tan ngay, không gây sưng và êm dịu vết thương sau 30 phút đắp lá.
– Nếu vết thương bị sai khớp, thì sau khi sửa lại khớp theo đúng phẫu của khớp rồi bó lá trâm ổi đã nhai với rượu đắp lên vết thương, đắp khoảng 2-3 lần mỗi ngày, nhất là băng lại khi ngủ đêm, nghỉ ngơi 1-3 ngày là khỏi.

Vết thương chảy máu: nhai mấy lá trâm ổi với muối hột rồi đắp lên vết thương, băng lại là cầm máu ngay và sau đó không sưng đau, không tụ máu.

Nếu vết thương bị đánh, va chạm gây tụ máu, bầm tím: nhai một nắm lá trâm ổi đắp lên vết thương, ngày 3 lần là máu tan hết.

Những người có chứng xuất huyết dưới da bầm tím từng đám, giã một nắm lá trâm ổi với ít rượu đắp lên là hết.

Chữa trị viêm khớp: Lá trâm ổi, lá trầu, lá lốt ba thứ bằng nhau, giã nhuyễn trộn với ít rượu trắng, đắp lên nơi khớp đau băng lại, thấy thuốc khô thì bỏ ra. Một ngày băng 2-3 lần, một lần khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Điều trị chứng viêm họng hạt và các loại viêm họng khác: Lấy 6 lá trâm ổi, 1 lát gừng tươi, 1 hạt muối hột nhỏ. Nhai thật nhuyễn, ngậm trong khoang miệng nuốt từ từ. Lá trâm ổi đặc trị viêm họng hạt, đã trị dứt hẳn không tái phát. Các chứng viêm họng, sau cảm cúm, điều trị từ 5-10 ngày là hết.
Lưu ý khi dùng cây trâm ổi làm thuốc: Trong lá trâm ổi có chất Lentaden A và Lantamin rất độc nếu dùng liều cao trên 30g, dùng liên tục nhiều ngày: nhưng bài thuốc này chỉ dùng 18 lá ngày lại chia 3 lần là 1 liều đủ để trị. Dùng muối hạt chứ không phải các loại muối khác.
Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *