Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày trong cơ thể.
Thống kê cho thấy có khoảng 5-10% dân số thế giới bị đau dạ dày. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là như nhau. Ở Việt Nam con số này lên đến 7%. Điều đáng nói ở đây chính là có đến trên 70% dân số có nguy cơ bị mắc bệnh này và nguyên nhân chính là do vi khuẩn Helicobacter Pylori.
1. Nguyên nhân đau dạ dày:
Những năm đầu thế kỷ 20 người ta cho rằng nguyên nhân bệnh chính là do thói quen
ăn uống,
sinh hoạt, yếu tố tâm lý, sự căng thẳng thần kinh, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, do yếu tố di truyền hoặc do có nhiều acid trong dạ dày. Thật ra đây chỉ là những yếu tố thuận lợi cho bệnh dễ dàng phát triển và gia tăng chứ không phải là nguyên nhân sinh bệnh.
Đến năm 1982, Robin Warren và Barry Marshall đã phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter Pylori (viết tắt là HP) chính là thủ phạm gây đau dạ dày.
HP có hình xoắn với 4-7 râu mỗi đầu. Khi thâm nhập vào bao tử HP sẽ phá hủy lớp nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Lớp nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị chất acid và các men tấn công.
Có hàng tỉ vi khuẩn HP trong dạ dày.
Vi khuẩn HP có thể làm rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến viêm loét dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày…
Tổ chức Y tế thế giới đã xác định vi khuẩn Helicobacter Polyri là một trong số những tác nhân chính gây ung thư, có vai trò quan trọng trong diễn tiến đưa đến ung thư dạ dày.
Có đến 65-70% trường hợp bị viêm dạ dày là do HP; 70-80% ung thư dạ dày do HP và hơn 90% các trường hợp loét bao tử hoặc tá tràng là do HP.
Có đến 80% người bị bệnh đau dạ dày là do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Có khoảng 25% người bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị phát bệnh. Khi gặp những xúc tác có lợi như thuốc lá, khói thuốc, cafein, …thì khuẩn Helicobacter Pylori phát triển và tăng khả năng phát độc dẫn đến đau dạ dày. Helicobacter Pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.
Cơ thể thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Những người uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày.
Người sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
Tình trạng stress liên tục và kéo dài: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây đau dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
Cơ thể bị rối loạn tự miễn: khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào
khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo), dạ dày sản sinh acid ít hơn.
Người bị mắc bệnh Crohn: Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
Những người phải xạ trị liệu và hóa trị liệu: Các liệu pháp
điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới đau và loét dạ dày.
2. Dấu hiệu bạn bị đau dạ dày
Khi bụng đói thấy đau: giữa hai bữa ăn hay sáng sớm. Có bệnh lâu dài, ulcer làm lở dạ dày và chảy máu nên có khi ói ra máu hay đi cầu có máu đỏ sậm hay đen ăn không còn thấy ngon và cơ thể yếu dần.
Người bị đau dạ dày có thể có triệu chứng bị đau bụng vùng phía trên rốn đến dưới các xương sườn, diễn ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi đau dạ dày còn xuất hiện vào ban đêm. Tình trạng đau còn trầm trọng hơn khi bụng đói và giảm sau khi ăn
thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit, có thể kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đóng nhiều bợn trắng. Khi ăn vào cơn đau có thể dịu đi. Một số trường hợp cấp tính diễn ra nhanh và đột ngột gây đau dữ dội kèm với sốt cao, có thể nôn ra máu.
Có các triệu chứng nôn hoặc buồn nôn đặc biệt là vào buổi sáng sớm lúc
đánh răng. Cũng cần phải lưu ý các triệu chứng buồn nôn đối với những phụ nữ đang mang thai
Người bị bệnh đau dạ dày thường ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3 -4h.
Người bị đau dạ dày thường cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
3. Viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:
– Ung thư dạ dày.
Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu…
– Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi… Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
– Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp… Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
Lưu ý ở người
cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu…
4. Phòng ngừa đau dạ dày
Bạn nên sắp xếp cho mình một kế hoạch làm việc và ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Dù rất bận rộn bạn không nên bỏ bữa ăn và cần ăn đúng giờ. Bữa ăn phải là thời gian thư giãn.
Khi ăn cần lưu ý: không nên “nhồi” ngay một lượng
thức ăn lớn vào dạ dày của bạn. Ăn no sẽ làm dạ dày bạn phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ đau.
Khi đang đói, bạn nên ăn để dịch vị trong dạ dày không có cơ hội tấn công niêm mạc dạ dày. Nếu chưa thể ăn ngay bạn có thể dùng tạm 1 ly sữa với vài cái bánh quy hay ly bột ngũ cốc hoặc ly chè. Không nên ăn những thức ăn lạ, khó tiêu.
Song song với việc ăn uống đúng giờ, bạn còn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn. Phải chọn lựa
thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: gạo nếp, bột sắn, bánh mì, thịt, cá, rau, đậu…
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ, bạn nên chuẩn bị sẵn vài viên kẹo và cái bánh trong túi áo, trong lúc làm việc nếu mệt mỏi bạn có thể dùng ngay. Đừng để đến khi cảm thấy cơ thể yếu dần hoặc là một triệu chứng nào đó bất thường trong cơ thể thì mới tìm cách khắc phục.