Giúp con có thói quen làm việc theo kế hoạch

Làm việc cần có kế hoạch, chỉ cần cố gắng không ngừng thì nhất định sẽ thành công. Giúp con có thói quen làm việc theo kế hoạch đang là sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ.

Hiện nay, đa phần trẻ đều là con một nên được cha mẹ hết sức chiều chuộng, thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn giúp trẻ làm tất cả mọi việc trong sinh hoạt hằng ngày, khiến chúng khó có thể hình thành được những thói quen tốt, hiệu quả làm việc không cao, mỗi khi gặp khó khăn thì thiếu ý chí cố gắng vượt qua mà luôn có ý định đầu hàng. Do đó, các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý, giúp trẻ sớm hình thành thói quen làm việc.

giup con co thoi quen lam viec theo ke hoach
Giúp con có thói quen làm việc theo kế hoạch
Trong cuộc sống hàng ngày, sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp gọn gàng giúp chúng ta có thế nhanh chóng tìm được thứ mình cần trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay, rất nhiều học sinh sau khi ngủ dậy không thể tìm thấy tất, đồ dùng học tập, sách vở… Đó là biểu hiện của việc thiếu ngăn nắp trong sinh hoạt.

Làm việc có kế hoạch cụ thế vô cùng quan trọng đối với trẻ, giúp chúng hình thành thói quen xử lí công việc một cách có trật tự, tránh tình trạng qua loa đại khái hoặc sai lầm, bỏ sót… Làm việc tùy tiện không có kế hoạch là “đặc tính” của trẻ, nếu cha mẹ không chú ý hướng dẫn và điều chỉnh, trẻ sẽ hình thành nên thói quen không tốt. Trên con đường dẫn tới thành công, làm việc không có trật tự, không theo kế hoạch sẽ là một trở ngại lớn, khiến trẻ không thể tự sắp xếp cuộc sổng cá nhân, gây ra nhiều rắc rối không đáng có. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách làm việc có kế hoạch cụ thể ngay từ khi còn nhỏ. làm việc không theo trật tự, không có kế hoạch, bất kể việc gì cũng không thể thành công.

Buổi sáng, khi chuẩn bị đi học, Minh không tìm thấy khăn quàng đỏ, mũ, tất… mọi người trong nhà cứ rối lên đi tìm cho cậu. Như vậy, không chỉ một mình Minh bị ảnh hưởng mà cả bố mẹ, ông bà cũng đứng ngồi không yên. Sau khi đển trường, cô giáo kiểm tra bài tập, Minh mới nhớ ra mình không mang vở bài tập. Lúc này, chắc chắn cậu vô cùng bối rối và lo lắng. Khi đọc sách ở thư viện, Minh tra cứu và tìm kiếm rất cẩn thận, nhưng sau khi đọc xong lại để sách một cách tùy tiện, hành vi này không những ảnh hưởng tới những học sinh tìm sách sau đó, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng thành quả lao động của nhân viên thủ thư.

Làm việc có kế hoạch là một thói quen không thể thiếu. Làm việc có kế hoạch cụ thể không những giúp phát huy tư duy logic, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm thời gian công sức, mà còn nâng cao hiệu quả học tập cho trẻ, tăng cường hiệu quả làm việc cho người lớn.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, bây giờ con vẫn còn nhỏ nên chưa cần vội, đợi đến khi con lớn rồi dạy con việc lên kế hoạch cũng chưa muộn. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thói quen cần được hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Nếu người lớn mặc cho trẻ bày bừa đồ chơi, không nghiêm khằc nhắc nhớ khi trẻ phạm lỗi, chúng chắc chắn sẽ ỷ lại vào cha mẹ, hoàn toàn không có khả năng tự lập.

GIÁO DỤC TRẺ TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ NHẤT

Trong cuộc sống hàng ngày, bất luận làm việc gì, người lớn đều cần hướng dẫn trẻ làm việc một cách có kế hoạch, ví dụ: đặt những vật dụng thường dùng vào những vị trí cố định, lần sau dễ tìm; chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, quần áo sẽ mặc ngày hôm sau trước khi đi ngủ, tránh việc ngày mai khi thức dậy để quên đồ do quá vội vàng… Việc giáo dục ngay từ những hành động nhỏ nhặt hàng ngày có tác dụng giúp trẻ hình thành thói quen làm việc ngăn nắp.

Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng một cách ngăn nắp, thường dễ hơn so với việc giải thích nguyên tâc logic của sự việc, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ một cách cụ thế, ví dụ: Khi cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, nên yêu cầu trẻ cùng tham gia làm những công việc nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi, điều này giúp hình thành ý thức về lao động và kĩ năng hoạt động; cũng có thể cho trẻ quan sát cha mẹ thu dọn nhà cửa, tạo cho trẻ co hội để thực hành. Sau khi nằm được cách sắp xếp thu dọn quần áo, đồ dùng, sách vở, người lớn có thế mua cho trẻ thùng đựng đồ hoặc tủ sách, để chúng tự thực hành dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng học tập, từ đó dần học được cách đánh dấu, phản loại và sắp xếp gọn gàng. Dần dần trẻ sẽ có thê’ tự chuấn bị cặp sách khi đi học, tự thu dọn sắp xếp tủ sách hay tủ quần áo; tiến tới sắp xếp các hoạt động học tập và vui chơi một cách hợp lí.

Đương nhiên, đó không phải là việc có thể thành công trong một sớm một chiều, cần có sự tham gia hướng dẫn, giám sát và sự kiên nhẫn của cha mẹ. Chỉ cần người lớn kiên trì dạy dỗ trẻ từ những việc nhỏ như sắp xếp những dụng cụ, đồ dùng hàng ngày thì trẻ sẽ có thể hiểu được nguyên tắc của việc sắp xếp công việc hợp lí, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này.

CHA MẸ LÀM GƯƠNG

Khi phát hiện trẻ làm việc tùy tiện, nếu chỉ đơn thuần giảng đạo lí, trẻ sẽ khó có thể chấp nhận. Thay vào đó, chúng ta có thể cho trẻ tiếp xúc với những câu chuyện thực tế để trẻ dễ lí giải và tiếp thu, như vậy hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.

DẠY TRẺ CÁCH LẬP KÊ HOẠCH

|Để trẻ làm việc có kế hoạch, trước hết cha mẹ cần lấy mình làm gương, đồng thời cho trẻ thấy kế hoạch mình đã đặt ra và quá trình thực hiện kế hoạch. Ví dụ, vào một buổi sáng cuối tuần, mẹ có thể nói với trẻ: “Kế hoạch ngày hôm nay của chúng ta như sau: Bây giờ, hai mẹ con mình sẽ ăn sáng, sau đó đển công viên ngằm hoa. Ngắm hoa xong, chúng ta sẽ về nhà ăn trưa, sau khi ngủ trưa, con đển Cung Thiếu nhi học vẽ tranh. đển khoảng ba giờ mẹ sẽ tới đón con rồi chúng ta đi chơi công viên. Sau đó, chúng ta về nhà ăn tối. Buổi tối, con viết lại những gì mình đã trải qua vào cuốn nhật kí mẹ mua cho con mấy hôm trước, con thấy được không?”

Hành động này không những giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, mà còn dạy trẻ cách tự lên kế hoạch cho hoạt động của mình. Khi trẻ đưa ra yêu cầu của mình, người lớn nên hỏi: “Con có kế hoạch gì không?” Khi trẻ đã dần quen với việc lập kế hoạch trước khi hành động, chúng mới có thể sắp xếp và thực hiện hành động một cách hợp lí nhất. Nếu trẻ đưa ra câu hỏi về kế hoạch hoặc tự lập kế hoạch cho hoạt động của mình, người lớn có thể mạnh dạn để trẻ tự thực hiện kê’ hoạch đã đặt ra, mình chỉ đứng ngoài hướng dẫn, hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi cần thiết.

HƯỚNG DẦN TRẺ CÁCH LÀM VIỆC THEO KẾ HOẠCH ĐÃ ĐỊNH

Trong cuộc sống, người lớn nên nhắc nhở trẻ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, đồng thời lên kế hoạch cho mọi hoạt động của trẻ. Đương nhiên, quá trình lên kế hoạch cần có sự tham gia của trẻ. Sau khi kế hoạch được xác định, người lớn nên yêu cầu trẻ làm việc theo kế hoạch đã định, không được bỏ dở giữa chừng, đồng thời giáo dục trẻ tác hại của việc nói mà không làm. Đối với trẻ trong độ tuối mẫu giáo, cha mẹ nên yêu cầu trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Đối với học sinh tiếu học, người lớn cần yêu cầu trẻ làm bài và đọc sách một cách nghiêm túc, sau khi hoàn thành tất cả bài tập mới được vui chơi.

Với học sinh trung học, cha mẹ có thế yêu cầu con có trách nhiệm với những hành động, việc làm của bản thân, nắm bắt được tiến độ công việc mình đang tiến hành.

Mách nhỏ:

Hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, con người mới có thái độ sống lạc quan, mới có thế thuận lợi đạt được thành công. Trẻ làm việc theo kế hoạch là nguyện vọng của mọi bậc phụ huynh, nhưng thực hiện được nó lại là một việc không hề dễ dàng. Ngay đển người trưởng thành cũng khó có thể làm mọi việc theo đúng kế hoạch, huống hồ là những đứa trẻ với khả năng tự chủ còn chưa thật hoàn thiện. Do đó, có thể nói, bồi dưỡng khả năng làm việc theo kế hoạch cũng là một thử thách khó khăn cho mọi bậc phụ huynh.

Sudo Mẹ Và Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *