Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, thị lực của mắt. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện sức khoẻ cho mắt
Theo tây y
Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…
Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:
Giàu vitamin A: gan gà, gan heo, gan bò, gan vịt, lươn, trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt, sữa, thịt vịt, cá chép…
Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như cà rốt, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…; các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô, rau dền, rau muống, rau ngổ, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau lang, hẹ, súp lơ xanh…
Giàu vitamin C: chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, cải bẹ trắng, ớt, kinh giới, rau ngò, thì là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa… (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực).
Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây, mỡ cá, sữa, thịt, gan…
Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, trứng, cải bó xôi, cải xoăn…
Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…), thịt, gan, cật, trứng, ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè.
Giàu vitamin A: gan gà, gan heo, gan bò, gan vịt, lươn, trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt, sữa, thịt vịt, cá chép…
Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như cà rốt, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…; các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô, rau dền, rau muống, rau ngổ, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau lang, hẹ, súp lơ xanh…
Giàu vitamin C: chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, cải bẹ trắng, ớt, kinh giới, rau ngò, thì là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa… (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực).
Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây, mỡ cá, sữa, thịt, gan…
Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, trứng, cải bó xôi, cải xoăn…
Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…), thịt, gan, cật, trứng, ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè.
Theo đông y
Mắt là khí quan của tạng can (can khai thiếu ở mắt), tinh khí của ngũ tạng, lục phủ đều dồn lên mắt mà thành tinh (tinh thần, tinh hoa), mắt là chỗ tinh khí tụ lại.
Do mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
Muốn mắt sáng, mắt hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hoá, cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết được đầy đủ. Những thực phẩm có tác dụng bổ can gồm có: gan động vật, câu kỷ tử, tang thầm (quả dâu tằm), mè đen, hà thủ ô, đương quy, đại táo, hoài sơn, trứng gà (kê tử), lươn…
Sau đây là một vài món ăn có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, làm sáng mắt:
Gan gà chưng câu kỷ tử: gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Các thứ làm sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn.
Do mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
Muốn mắt sáng, mắt hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hoá, cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết được đầy đủ. Những thực phẩm có tác dụng bổ can gồm có: gan động vật, câu kỷ tử, tang thầm (quả dâu tằm), mè đen, hà thủ ô, đương quy, đại táo, hoài sơn, trứng gà (kê tử), lươn…
Sau đây là một vài món ăn có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, làm sáng mắt:
Gan gà chưng câu kỷ tử: gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Các thứ làm sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn.
Dùng ăn lúc đói bụng.
Gan heo nấu táo đỏ: Gan heo (rửa sạch, xắt miếng) 60g, táo đỏ 8 quả, hoài sơn (củ khoai mài) 20g. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ ba giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.
Canh gan heo – cải bó xôi: gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g, cải bó xôi 250g. Nấu canh để ăn trong bữa cơm.
Canh trứng gà – câu kỷ tử: trứng gà hai quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
Canh lươn – hà thủ ô: lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm mềm) 60g, táo đỏ bốn quả, gừng tươi hai lát mỏng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm. Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ (trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày.
Canh gan heo – cải bó xôi: gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g, cải bó xôi 250g. Nấu canh để ăn trong bữa cơm.
Canh trứng gà – câu kỷ tử: trứng gà hai quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
Canh lươn – hà thủ ô: lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm mềm) 60g, táo đỏ bốn quả, gừng tươi hai lát mỏng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm. Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ (trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày.