Hiểu về xếp hạng alexa, cách tăng hạng alexa và google cho website

Alexa là công cụ đánh giá thứ hạng trang Web miễn phí, dựa trên hai chỉ số chính là số trang Web được người dùng xem (page view) và số lượng người truy cập trên trang Web đó (page reach). Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nghi ngại về độ chính xác của công cụ này.

AlexaTrafficluuluongalexa

Alexa chỉ tính toán dựa trên các máy tính mà trình duyệt web có tích hợp thanh công cụ Alexa Toolbar (tiện ích giúp người dùng lướt web). Trong khi đó chính Alexa thống kê chỉ có khoảng 10 triệu máy tính trên khắp thế giới, ước tính khoảng 1% số người dùng Internet, là có sử dụng Alexa Toolbar. Với trang Web tiếng Việt, tỷ lệ máy tính cài đặt Alexa Toolbar thậm chí có thể còn thấp hơn, bởi đơn giản vì Amazon.com, công ty sở hữu Alexa chưa có kênh bán hàng trực tuyến tại Việt Nam và hơn nữa còn từ chối các thanh toán xuất xứ từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, giới thạo tin học cho rằng cách thức đánh giá trang Web của Alexa rất dễ bị lợi dụng, biến trang Web “vô danh tiểu tốt” nhanh chóng trở thành một trang Web có thứ hạng. Tuy nhiên, có lẽ do thói quen và sự thiếu hiểu biết về Alexa nên công cụ xếp hạng trang web này vẫn được hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá trang web. Trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, rất nhiều công ty Việt Nam đã dùng Alexa là thước đo để quyết định và tính toán chi phí quảng cáo.

Đua nhau “qua mặt” Alexa

Do những lợi ích từ việc có thứ hạng cao trên Alexa, rất nhiều chiêu thức đã được các web Việt sử dụng để đẩy chỉ số Alexa tăng cao mà chưa hẳn là số lượng truy cập thật. Có cung ắt có cầu. Chỉ cần gõ từ khoá “tăng rank Alexa” trên trang tìm kiếm Google, một danh sách hàng ngàn phần mềm và địa chỉ cung cấp dịch vụ kích chỉ số Alexa đã hiện ngay trước mắt người xem, một số công cụ hiệu quả nhất được kể tên như là AlexaBooster, FakeZilla hay Traffic Maximizer. Có lẽ, việc tăng chỉ số Alexa khá dễ dàng, nên nhiều “nhà cung cấp” dịch vụ này đã mạnh miệng cam kết “hoàn lại 100% phí dịch vụ nếu không đạt thứ hạng theo yêu cầu của khách hàng” hoặc “cam kết tăng 10 ngàn lượt truy cập mỗi ngày”.

Ông Trần Hùng Cường, chuyên gia về mạng cho rằng có nhiều cách để tăng lượng truy cập ảo. Cách phổ biến là cài đặt Alexa Toolbar và đặt trang chủ cho tất cả các máy tính của công ty mình, hay cố gắng lôi kéo nhiều trang web link tới trang chủ của công ty mình để cải thiện thứ hạng. Cũng có trang web tăng truy cập bằng cách sử dụng hoặc thuê mạng botnet (mạng máy tính bị chiếm quyền điều khiển) để tự tấn công từ chối dịch vụ vào trang web của mình. Theo ông Cường thì cách này rất hiệu quả, có thể tăng thứ hạng nhanh mà khó bị Alexa phát hiện vì các truy cập được huy động từ nhiều máy tính, hay cụ thể hơn là từ nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Tinh vi hơn một chút thì dùng thủ thuật tạo ra các trang web con (gọi là iFrame) có kích thước cực nhỏ nhúng bên trong trang web chính. Cách làm này tương tự bạn đặt hệ thống đếm người tại mọi cửa ra vào trong nhà nhưng bản thân hệ thống đếm đó lại không biết nhận dạng người vào phòng, như vậy chỉ với khoảng 10 người vào nhà, hệ thống có thể đưa ra con số thống kê lên tới 1.000 người đã bước vào nhà! Đó là chưa kể các đoạn mã nguồn có thể tái khởi động lại các IP truy cập, không khác gì những người bước vào nhà qua cửa sau và lại vào nhà một lần nữa.

Cũng theo ông Cường, một phương pháp nữa đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam là dồn lưu lượng, có thể hiểu nôm na là đưa tất cả truy cập của nhiều trang web vào chung một trang web để đẩy xếp hạng của trang web đó lên. Bằng cách này, nhiều trang web Việt Nam mới ra mắt gần đây đã xuất hiện trong top 100 của Việt Nam, thậm chí có trang web Việt chỉ sau thời gian 5 tháng xuất hiện đã nằm trong top 200 trang web hàng đầu thế giới (!).

Phân tích chỉ số truy cập Alexa ở một số trang web hàng đầu ở Việt Nam, không khó tìm ra những trò “qua mặt” Alexa quá lố (như ảnh trên). Những “ngón nghề” này thể hiện cách thức làm ăn chộp giật, tăng thứ hạng (rank) thật mạnh rồi đi lừa những khách hàng thiếu hiểu biết rằng “Alexa là chỉ số quốc tế về đánh giá trang web, tôi đang đứng top 100!, hãy trả tiền quảng cáo cho tôi”. Nhưng sớm muộn gì người dùng cũng sẽ hiểu Alexa chưa hẳn là chính xác.

Tại sao bạn muốn tăng thứ hạng Alexa? 

Các Webmaster hay các nhà quảng cáo sẽ nhìn vào thứ hạng Alexa của bạn như một thước đo để quyết định có nên đặt liên kết đến trang Web của bạn hay không. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động và uy tín. Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

Thực ra, hiện nay cũng có khá nhiều người hoài nghi về độ chính xác của Alexa. Tuy nhiên, trong một thế giới không hoàn hảo thì thứ hạng Alexa vẫn thường được sử dụng bởi các webmaster và các nhà quảng cáo để quyết định có nên sử dụng trang Web của bạn cho những quảng cáo của họ hay không.
Làm thế nào để bắt đầu với Alexa? 

Có hai cách dễ dàng để bắt đầu sử dụng Alexa. Nếu bạn dùng trình duyệt Internet Explorer, hãy vào trang sau để tải và cài đặt Alexa Toolbar. Nếu bạn đang sử dụng FireFox, tải SearchStatus extension về – chứa cả Alexa Rank, Google PageRank cũng như các đặc tính hữu ích khác. Bạn nên dùng Firefox và SearchStatus thay vì Alexa toolbar.
17 phương pháp tăng thứ hạng Alexa. 

Một số phương pháp bạn có thể sử dụng để tăng thứ hạng Alexa của mình. Hầu hết những phương pháp này được tham khảo từ một số webmaster có kinh nghiệm và những kết quả tích cực mà họ đã đạt được với Alexa Ranking.

1. Cài đặt Alexa toolbar hay SearchStatus extension cho trình duyệt và thiết kế website của bạn làm trang chủ. Đây là bước cơ bản nhất.

2. Đặt một Alexa rank widget lên trang Web: mỗi click được tính như một lần visit thậm chí toolbal này không được sử dụng bởi những người truy cập đó.

3. Khuyến khích người khác sử dụng Alexa toolbar.

Những người này bao gồm bạn bè, webmaster đồng nghiệp cũng như các visitors của bạn. Bạn đưa link cho những người này và cố gắng hướng dẫn cách cài đặt cũng như lợi ích của nó.

4. Sử dụng Alexa toolbar ở các văn phòng.

Cài Alexa toolbar hay SS Firefox extension và thiết lập website của bạn làm trang chủ đối với tất cả các trình duyệt lên mỗi máy tính trong văn phòng. Điều này sẽ thực sự hữu ích khi công ty của bạn sử dụng địa chỉ IP động.

5. Gửi website tới bạn bè của bạn.
Phương pháp này không chắc là sẽ ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng Alexa, tuy nhiên nó cũng có ích trong một vài trường hợp.

6. Viết bài về Alexa.

Webmaster và các blogger rất thích thú khi đọc được những tiêu đề liên quan đến cách để tăng thứ hạng Alexa. Họ sẽ liên kết đến bạn và gửi cho bạn những traffic mục tiêu (ví dụ: những nguời truy cập có cài đặt Alexa toolbar). Điều này sẽ dần dần ảnh hưởng đến thứ hạng Alexa của bạn.

7. Quảng cáo Website của bạn lên các diễn đàn webmaster.

Các webmaster luôn có Alexa toolbar được cài đặt. Bạn sẽ thu hút được các webmaster “viếng thăm” và nhận được những phản hồi hữu ích. Bạn cũng nên gửi phản hồi lại vào cộng đồng nếu bạn có những tiêu đề hay để chia sẻ với người khác.

8. Viết nội dung liên quan đến các webmaster.

Hãy đặt nội dung này vào những danh mục về tên miền và SEO, vì đây là 2 lĩnh vực mà hầu hết các webmaster cài đặt Alexa toolbar quan tâm. Điều quan trọng là bạn phải “đẩy” những nội dung này lên các website mạng xã hội và các diễn đàn Webmaster.

9. Post lên các diễn đàn hay website mạng xã hội Châu Á. 
Một số webmaster cho rằng những người sử dụng Web châu Á, đặc biệt là Đông Á, rất thích sử dụng Alexa toolbar. Điều này chứng minh bởi sự hiện diện của khá nhiều website Châu Á trong Top 500 Alexa. Các webmaster khuyên rằng, bạn nên cố gắng sử dụng cách này chỉ khi bạn có thời gian và khả năng để làm.

10. Tạo một section “Những công cụ dành cho Webmasters” trên Website của bạn.

Create a webmaster tools section o n your website. Đây thường là phần thu hút được sự quan tâm của các webmaster nhiều nhất. Trang Web của Amazon Wall về SEO tool là một ví dụ rất tốt để bạn tham khảo.

11. Get Dugg hay Stumbled.

Sử dụng phương pháp này sẽ mang lại cho bạn một lượng lớn khách truy cập và số khách này sẽ ảnh hưởng tích cực tới thứ hạng Alexa của bạn.

12. Sử dụng chiến dịch PPC-PayperClick.

Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Exact Seek cũng là cách giúp bạn có được một lượng lớn traffic. Sẽ càng hữu ích hơn nếu quảng cáo của bạn liên quan mật thiết đến các webmaster.

13. Tạo một Danh mục Alexa trên blog hay website của bạn.

Danh mục này nên chứa các tiêu đề hay tin tức về Alexa. Đây không chỉ là một nguồn thông tin bổ ích cho các webmaster hay những người tình cờ truy cập vào mà còn giúp bạn nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

14. Tối ưu hoá những bài viết phổ biến của bạn.

Bạn đặt các widget hay biểu đồ (graph) dưới các bài viết, liên kết tới các bài viết về Alexa của bạn hay sử dụng Alexa redirection trên các đường dẫn trong của bạn. Đây là cách để bạn nhận được nhiều traffic hơn từ các công cụ tìm kiếm.

15. Đặt banner và liên kết tại các website hay diễn đàn webmaster để thu hút traffic.

Quảng cáo càng nổi bật càng thu hút được nhiều traffic từ các webmaster tới website của bạn, qua đó giúp tăng đáng kể thứ hạng của bạn.

16. Thuê các forum posters để “phát tán” website của bạn.

Những poster này có trách nhiệm post các bài viết chi tiết hay tài nguyên của bạn lên những diễn đàn có tiếng, đặt chữ ký liên kết tới website của bạn. Bạn có thể tìm các poster này một cách dễ dàng tại diễn đàn Digital Point và các diễn đàn Webmaster khác.

17. Trả tiền cho các user trên mạng để cài đặt Alexa toolbar và đặt trang của bạn làm trang chủ trên máy tính của họ. Tuy nhiên, làm được điều này cũng không dễ nhất là khi bạn thuê các cá nhân. Bạn nên thuê các tổ chức như các trường học, cơ quan văn phòng. 
Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược tăng Alexa lâu dài, bạn cần tập trung vào phát triển nội dung nhằm thu hút lượng truy cấp thay vì cứ sử dụng một số thủ thuật nào. Những website có nội dung tốt sẽ thu hút được nhiều traffic tự nhiên. Điều quan trọng rút ra từ tiêu đề này là ngoài việc sở hữu nội dung thật tốt, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp trên để có được thứ hạng cao một cách nhanh chóng và hiểu quả nhất.

Xem thêm: Xếp hạng cao chưa chắc đã là “hot” 
Theo cách thống kê trên, chỉ số Alexa của một website sẽ phản ánh số lượng người truy cập vào website đó, cũng như số lượng các trang trên website đó được những người dùng này truy cập vào. 
Ngoài ra, Alexa chỉ tính toán mức độ truy cập ở mức domain chính. Ví dụ, số người dùng của trang http://suckhoe.blogsudo.com và http://doisong.blogsudo.com cũng sẽ đều được tính chung vào chỉ số Alexa của https://blogsudo.com. 
Trở thành một chỉ số biểu thị giá trị, đồng nghĩa việc tăng chỉ số Alexa Ranking trở thành một mục tiêu phấn đấu, một “món hàng” có thể mua bán, trở thành một dịch vụ phổ biến. Chính vì thế, mới có rất nhiều “chiêu thức” để đẩy chỉ số Alexa Ranking tăng lên mà chưa chắc số lượng người truy cập web tăng theo mức độ đó. Chỉ cần gõ 3 từ khoá “Alexa + ranking + booster” trên trang tìm kiếm Google, bạn sẽ được hiển thị một danh sách hàng ngàn phần mềm và dịch vụ kích chỉ số Alexa mời chào bạn sử dụng. 
Các dịch vụ tư vấn để nâng chỉ số Alexa và thứ hạng tìm kiếm trên Google cho website cũng nở rộ, vì càng phổ biến, doanh nghiệp của bạn sẽ càng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thông qua một hệ thống liên kết vô song là Internet. Các từ khoá như Search Engine cùng Submission hay Marketing cũng dẫn tới hàng loạt dịch vụ đăng ký website vào cơ sở dữ liệu của các máy tìm kiếm phổ biến trên Internet. 
Thực tế vẫn hơn là ảo? 
Đa phần các webmaster (người quản lý các website) cho rằng nếu để đánh giá các website tiếng Anh, thì Alexa có thể là một chỉ số phản ánh khá chính xác. Tuy nhiên, nếu như với các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Thái… thì Alexa chỉ là một giá trị tham khảo nhằm phản ánh một phần chứ không hoàn toàn phản ánh đúng thực tế. Đơn giản vì trong hàng triệu máy tính trên thế giới, có bao nhiêu máy cài Alexa Toolbar là con số mà cho đến nay vẫn chưa có ai đưa ra thống kê chính xác được để tham chiếu. 
Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung hiện nay có rất nhiều công ty, tổ chức chuyên làm công việc Marketing Research và giá trị mà những đơn vị này đưa ra khá tương đối, được khảo sát trên từng nhóm đối tượng cụ thể và có những đánh giá theo sở thích cũng như là về thời gian, độ tuổi, thu nhập… Những kết quả khảo sát đó tuy khảo sát trên từng nhóm hoặc nhiều nhóm đối tượng ngẫu nhiên được chọn nhưng nó là giá trị thực chứ không hề là ảo như của Alexa. 
Chẳng hạn như AC Nielsen là một tập đoàn đa quốc gia có hơn 80 năm kinh nghiệm trên toàn cầu về lĩnh vực Marketing Research. Những giá trị khảo sát mà AC Nielsen đưa ra được các công ty lớn, các tập đoàn dựa vào đó để vạch ra các kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp của mình và đó là giá trị không thể phủ nhận bởi tính khoa học và hoàn toàn khách quan của nó.

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *