Các bệnh dị ứng hẳn không còn xa lạ với nhiều người, nó là căn bệnh khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc, cuộc sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn phân vân không biết nên dùng đông dược hay tân dược để điều trị dị ứng, mề đay có hiệu quả nhất.
Vậy đâu là cách chữa dị ứng tối ưu nhất mà không gây ảnh hưởng cho sức khỏe?
Vì sao phải điều trị các bệnh dị ứng?
Tỷ lệ dân cư mắc các bệnh dị ứng không phải là hiếm ở nước ta, đây được coi là căn bệnh của cuộc sống hiện đại. Hiện nay, tại Việt Nam, có khoảng 20 – 25% dân số mắc các bệnh dị ứng. Bệnh thường bắt đầu trước 20 tuổi (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8-11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12-15 tuổi. Tần suất bệnh xuất hiện ở thành thị cũng cao hơn nông thôn.
Ở mức độ nhẹ, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như: phát ban, ngứa, nổi mẩn, sẩn mề đay… khiến giấc ngủ người bệnh chập chờn, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, hạn chế khả năng học tập, làm việc. Ở một số người, tình trạng dị ứng diễn ra với tần suất liên tục, ngứa gãi toàn thân, thậm chí có thể gây phù ở da.
Một trong những loại bệnh dị phổ biến là tình trạng nổi mề đay – một phản ứng của mạch máu trên da với cơ chế phức tạp có liên quan đến chất histamine, đặc trưng bởi những dát có quầng đỏ chung quanh, thường xảy ra ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Tây y không điều trị được dứt điểm các bệnh dị ứng
Khi gặp phải các dấu hiệu của dị ứng người bệnh thường tìm kiếm tới công dụng của các loại thuốc tây y như thuốc kháng histamine hay các thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid. Khả năng giảm đau nhanh các triệu chứng của tình trạng dị ứng chính là lý do khiến chúng nhận được sự đón nhận rất lớn từ phía người dùng.
Tuy nhiên, tây y chỉ có tác dụng CHỮA TRIỆU CHỨNG, do khả năng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamin hoặc gia tăng tác dụng chống viêm. Thuốc tây không có tác dụng điều trị nguyên nhân cũng như làm giảm tiến triển của bệnh.
Có thể hình dung khả năng tác động của các loại thuốc tây y như một biện pháp cắt ngọn mà không triệt gốc. Tình trạng mẩn ngứa, sẩn mề đay, nỗi mẩn vẫn có thể tiếp diễn trong những lần kế tiếp. Thêm nữa, tác dụng không mong muốn của nhóm kháng histamin là ức chế thần kinh trung ương nên tạo cho người bệnh cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Điều này ảnh hưởng tới những người làm việc với cường độ cao, yêu cầu sự tập trung trong công việc.
Đẩy lùi các dấu hiệu dị ứng với thảo dược tự nhiên
Hiện nay tây y chưa có phương thuốc giúp phòng ngừa tái phát dị ứng. Đây là lý do các bác sỹ khuyên người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị các bệnh dị ứng bởi khả năng tác động của nó hầu như không gây tác dụng phụ mà vẫn giải quyết tốt những triệu chứng của bệnh: ổn định lâu dài, an toàn cho người bệnh. Các bạn có thể áp dụng một số loại dược liệu sau để điều trị và ngăn ngừa các dấu hiệu của dị ứng:
Nhiều dược liệu có hiệu quả trong điều trị dị ứng, mề đay
Rau má: Có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, cầm máu và giảm bớt những dấu hiệu của dị ứng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã giập (hãm với nước sôi 200ml như hãm chè tươi) uống trong ngày.
Lá khế: Để khắc phục cơn ngứa do mề đay bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
Lá kinh giới: Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt
(Theo Khám phá)
Từ khóa tìm kiếm: can benh, gay anh huong, de dieu tri, hieu qua, mac cac benh di ung, khong phai, di ung, the gay, trieu chung, san me day, tinh trang di ung, noi me day, dia di ung,