Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực. Trong quy trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.
Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.
4. Vệ sinh thú y
– Tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại.
– Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.
– Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
– Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.
– Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, …
– Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
– Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.
– Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y
5. Tẩy ký sinh trùng cho bò
Để bò khỏe mạn lớn nhanh cần tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:
– Đối với ngoại ký sinh trùng:
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.
– Đối với nội ký sinh trùng:
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.
Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng. Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.
Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau. Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh.
Khẩu phần ăn cho bò nhốt chuồng bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:
– Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
– Thức ăn tinh hỗn hợp: Các loại Sắn Nghiền, ngô Nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu. Thức ăn tinh hỗn hợp… chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần.
Mô hình làm giàu từ nuôi bò vỗ béo
Trong phát triển kinh tế gia đình thì nuôi bò vỗ béo là kinh tế phụ của nhiều nông hộ ở Bến Tre. Bởi bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lời nên được nông dân chọn nuôi. Những năm gần đây, với việc giá bò ổn định ở mức cao, nhiều nông dân ở xã Phú Lễ huyện Ba Tri đã đầu tư nuôi bò vỗ béo; đặc biệt có những hộ đầu tư nuôi qui mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
– Ông Hạ Chí Phát, ấp Phú Thạnh và anh Võ Công Lập ở ấp Phú Lợi, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri là những nông dân đang nuôi bò vỗ béo quy mô lớn thành công tại tỉnh Bến Tre hiện nay. Trong những năm qua, gia đình ông Phát, anh Lập đạt thu nhập khá cao nhờ nghề nuôi bò vỗ béo.
– Ông Phát nuôi bò vỗ béo khoảng 10 năm nay. Những năm trước đây, mỗi năm Ông chỉ nuôi từ 2 – 4 con, thức ăn chính để ông nuôi bò chủ yếu là cỏ, rơm. Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo dễ đạt kết quả và đem về hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, cách nay 3 năm, Ông đầu tư xây chuồng trại, nuôi bò vỗ béo quy mô thường xuyên 20 bò đực giống lai Sind. Cách nuôi bò vỗ béo của ông Phát là Ông tìm chọn mua bò đực giống khoảng 10 – 12 tháng tuổi, Ông nuôi thời gian khoảng 6 – 8 tháng sẽ xuất bán. Nuôi theo cách này, mỗi năm ông Phát bán được 2 đợt bò. Với 1,5 hecta đất trồng lúa, sản xuất 3 vụ/năm, nguồn rơm đủ để làm thức ăn cho Ông nuôi số lượng bò trên. Ngoài ra để bò mau lớn, đẹp, Ông còn kết hợp cho bò ăn hèm, cám dừa…. Theo kinh nghiệm của ông Phát, để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả thì việc chọn con giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Ông Phát cho biết: “Khi chọn bò giống phải chọn bò mập mạp, lưng bò rộng để nuôi, khi lớn bò mới có thịt bán giá cao. Trong quá trình nuôi 1 tuần phải tắm bò vài lần, cho bò uống nước cám ngày 2 lần, cỏ, rơm thì cho bò ăn đầy đủ bò mới mau lớn. Trong quá trình nuôi cần tiêm ngừa 1 hoặc 2 lần nuôi để bò không bị bệnh, tránh thiệt hại trong quá trình nuôi”.
– Theo ông Phát cho biết, với cách nuôi bò như Ông, mỗi tháng chi phí đầu tư cho một con bò ăn khoảng 500.000 đồng. Sau 6 – 8 tháng nuôi, mỗi con bò ông xuất bán ở mức 18 – 20 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, con giống, thức ăn, Ông còn lãi khoảng 2 triệu đồng mỗi con. Nhờ nuôi bò vỗ béo số lượng nhiều, 3 năm nay, mỗi năm ông Phát thu lãi từ 80 đến trên 100 triệu đồng.
– Còn anh Võ Công Lập, ấp Phú Lợi, xã Phú Lễ, những năm trước đây mỗi năm nuôi 10 con bò, chủ yếu nuôi bò nái sinh sản để bán bò nghé. Hai năm nay thấy thị trường bò thịt giá cao, ổn định, anh không bán bò nghé mà để nuôi đồng thời mua thêm nghé đực về, tăng số lượng đàn bò nuôi vỗ béo mỗi năm 10 con. Để nuôi 20 con bò gồm bò nái sinh sản và bò vỗ béo, anh Lập trồng 1.500 m2 cỏ và mua 6 mẫu rơm, kết hợp cho bò uống nước cám dừa. Năm 2010, anh Lập bán 10 con bò thịt lãi trên 50 triệu đồng. Năm nay, anh tiếp tục nâng tổng đàn bò nuôi của mình là 23 con, trong đó có 13 bò đực được anh đầu tư nuôi vỗ béo. Anh Lập cho biết: “Nuôi bò vỗ béo ngoài việc chọn bò giống thì khâu quan trọng là cho bò ăn đầy đủ và cho ăn thúc ở giai đoạn khi còn từ 2 – 3 tháng bán bò. Chăm sóc bò tốt trong giai đoạn này giúp bò mướt, đẹp, trọng lượng cao, sẽ dễ bán cho khách hàng”.
– Chị Trần Thị Ngọc Liên, cũng tại ấp Phú Lợi đã thoát nghèo nhờ nuôi bò vỗ béo. Từ số lượng nuôi trước đây chỉ 2 con mỗi năm, năm 2010 chị mạnh dạn đầu tư 57 triệu đồng mua 12 con bò nghé đực nuôi bò vỗ béo. Chị Liên vừa bán 10 con bò đực thịt được 170 triệu đồng. Nhờ tận dụng nguồn rơm từ ruộng lúa của gia đình cho bò ăn, nên sau khi trừ các chi phí con giống, nước cám, chị Liên còn lãi trên 60 triệu đồng, trong khi chị còn 2 con bò chưa bán trị giá trên 30 triệu đồng. Chị Liên vừa mua 7 bò nghé đực trị giá 64 triệu đồng để tiếp tục đầu tư nuôi vỗ béo.
– Ông Lê Văn Nết, chủ tịch HND xã Phú Lễ cho biết: Xã Phú Lễ có số hộ nuôi bò chiếm tỷ lệ cao nhất so với các địa phương khác trong huyện Ba Tri. Toàn xã có 1.700 hộ dân, trong số này có khỏang 1.300 hộ nuôi bò, với tổng đàn bò trên 5.000 con, có 70% hộ dân đầu tư nuôi bò vỗ béo và đem lại kinh tế khá cho gia đình.
Bầu Đức sắp ra mắt thương hiệu thịt bò riêng
Lo ngại việc bán bò hơi cho các lò mổ hiện nay có thể dẫn tới tình trạng trà trộn, ảnh hưởng đến uy tín, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết sẽ ra mắt thương hiệu thịt riêng vào năm sau.