Hiện nay nuôi dê lấy thịt là chính nhưng bên cạnh đó việc nuôi dê lấy sữa đang rất có tiềm năng, vì hàm lượng dinh dưỡng trong sữa dê cao hơn nhiều lần sữa bò. Trên thế giới nghề nuôi dê lấy sữa rất thịnh hành, họ chọn lọc, lai tạo và thuần dưỡng ra những giống dê chuyên cho sữa. Có những con dê 1 năm có thể cho tới 2950 lít sữa – chẳng khác gì con bò. Bài viết giới thiệu cho bạn một số kiến thức chăn nuôi dê lấy thịt một mô hình chăn nuôi rất triển vọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1. Những giống dê sữa hiện có ở Việt Nam và kỹ thuật chọn giống
1.1 Những giống dê hiện có ở Việt Nam
– Dê cỏ
Ở nước ta hiện nay có khoảng trên 800 nghìn con dê, nhưng chủ yếu là dê cỏ nuôi để lấy thịt. Nhưng nếu biết chọn lọc thì mỗi con dê có thể cho 0,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày.
– Dê bách thảo
– Là giống dê sữa và giống dê kiêm dụng sữa – thịt, được nuôi nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ hơn 10 năm nay giống dê này đã được phát triển ở nhiều tỉnh trong cả nước. Khả năng cho sữa của dê bách thảo từ 1,1-1,4 kg/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày. Dê bách thảo hiền lành , có thể kết hợp với chăn thả với các điều kiện khác nhau đều cho kết quả chăn nuôi tốt.
– Dê Jumnapari
là giống dê sữa của Ấn Độ được nhập vào nước ta từ năm 1994, khả năng mỗi con cho sữa 1,4-1,6 lít /ngày với chu kỳ tiết sữa 180-185 ngày. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.
– Dê Bacbari
cũng là giống dê sữa của Ấn Độ, khả năng mỗi con cho sữa tốt từ 0,9-1,2 lít/ngày với chu kỳ 145-148 ngày. Giống dê này mắn đẻ, mỗi năm cho 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê trưởng thành nặng trung bình 30-35 kg/con. Dê có thân hình thon chắc, tạp ăn, chịu đựng kham khổ, hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nhốt hoặc chăn thả, đặc biệt với người ít vốn nuôi giống dê này rất thích hợp.
– Dê Anpin
được nhận từ giống dê sữa nổi tiếng của Pháp. Sản lượng sữa cao, 1 ngày cho từ 2-2,5 lít tuỳ theo đặc tính của mỗi con. Sản lượng sữa trung bình từ 900-1000 lít trong một chu kỳ 240-250 ngày.
– Dê Sanen
cũng là giống dê chuyên lấy sữa của Thụy Sĩ, được nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Âu. Dê Sanen có năng suất sữa cao từ 1000-1200 kg sữa cho một chu kỳ 290-300 ngày.
Ngoài các giống dê nói trên, các con lai từ dê Ấn Độ, dê Pháp, dê Thụy Sĩ với dê cỏ và dê bách thảo đều cho năng suất sữa cao hơn dê cỏ từ 25-30%, có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng của nước ta.
1.2 Kỹ thuật chọn giống
Khâu chọn con giống là rất quan trọng.
– Cần chọn con giống có thân hình thanh mảnh, đầu nhỏ, da mỏng, lông mịn; dê đực phải có tầm vóc to, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không khuyết tật, đầu to, trán rộng, bốn chân thẳng, khỏe, đi đứng vững chắc, những con đầu dài, trụi lông tai, xương nhỏ, lồng ngực hẹp thường yếu, hay mắc bệnh và khó nuôi. Cũng giống như các loại gia súc khác là phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ) kiểm tra cá thể con giống như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng.
– Chọn những dê có ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu, thân hình cân đối khỏe mạnh, da mềm, lông bóng. Bầu vú nở rộng, cân đối, núm vú dài và đưa về phía trước có nhiều mạch máu nổi trên bầu vú. Bầu vú nở rộng và cân đối, gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước. Hai núm vú dài và đưa về phía trước (dài 4 – 6 cm), lông bầu vú càng mịn càng tốt, tĩnh mạch vú nhiều, nổi rõ và có nhiều gấp khúc (Không chọn những con dê cái có vú thịt, núm vú quá ngắn hoặc quá nhỏ vểnh sang hai bên) Chọn những con đực có ngoại hình đẹp, đầu cổ kết hợp hài hòa, thân mình cân đối khỏe mạnh, 4 chân vững chắc, hai dịch hoàn to đều, dáng nhanh nhẹn, tính hăng tốt. Một số giống dê cho sữa cao sản.
2. Chế độ nuôi dưỡng
2.1 Chế độ dinh dưỡng
Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám… tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thiếu thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non ngon thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng mà còn có thể gây nên nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh sản khoa trước, trong và sau khi sinh.
Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất khô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm còn trung bình 2 kg/100 kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14-15 (trung bình 4,5 kg/100 kg thể trọng), rồi lại giảm dần. Nói chung, nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5-6% thể trọng là thích hợp.
2.2 Tiêu chuẩn thức ăn
Trong thời kỳ cạn sữa, cần đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho thai phát triển tốt làm cơ sở để giai đoạn sau đạt năng suất sữa cao. Trong thời kỳ cho sữa, tiêu chuẩn cho ăn thay đổi tùy theo năng suất và phẩm chất sữa. Nếu tỷ lệ mỡ sữa là 4-4,5%, năng suất 1 kg/ngày thì dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và 50 gram Protein dễ tiêu.
Đối với dê cái non, mới giao phối lần đầu, chưa thành thục tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng Protein dễ tiêu. Đối với dê cái mới đẻ tăng thêm 15 gam Protein dễ tiêu. Đối với dê cái sức yếu, mỗi ngày thêm 0,15 kg thức ăn và 20 gam Protein dễ tiêu. Đối với dê đang cho sữa, mỗi ngày thêm 0,2-0,3 kg thức ăn và 25-30 gam Protein dễ tiêu.
Ngoài thức ăn thô xanh phong phú chất lượng tốt, cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối, khoáng, sinh tố… vào khẩu phần thức ăn hằng ngày cho dê.
Nếu đã cho ăn thêm thức ăn như vậy trong vòng 2 tuần mà năng suất sữa không tăng thì không nên cho ăn thêm nữa.
2.3 Nguyên tắc kết hợp khẩu phần ăn
-Căn cứ vào thể trọng của dê mẹ và năng suất sữa hằng ngày.
-Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm giá thành nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng tỷ lệ năng lượng, Protein trong khẩu phần.
-Để kích thích tối đa khẩu vị của dê cần dùng nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau.
Theo kinh nghiệm nuôi dê sữa ở một số địa phương cho thấy: Đối với loại dê có thể trọng trung bình 40 kg, mỗi ngày cho 2 kg sữa và được chăn thả từ 5-6 giờ trên đồng cỏ tự nhiên, khi về chuồng cần cho ăn thêm mỗi con 1,5 kg cây keo dậu tươi hoặc cỏ họ đậu và 0,5 kg thức ăn hỗn hợp.
Nếu cho dê sữa ăn urê thì không được vượt mức 1% trọng lượng khẩu phần (tính theo vật chất khô) và không nhiều hơn 1/3 tổng số Protein. Nên cho dê ăn gỉ đường theo mức 5% trọng lượng thức ăn phối hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 14% Protein và photpho dạng mononatri photphat.
Nếu cho dê ăn cỏ khô họ Hòa Thảo, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 16-18% Protein. Nhất thiết phải cho dê sữa ăn thêm Canxi, photpho, muối ăn và iốt…
3. Chế độ chăm sóc dê lấy sữa
Đối với những dê cái thuộc giống chuyên lấy sữa hoặc những dê cái kiêm dụng sữa – thịt, ngoài lượng sữa dùng nuôi con, có thể khai thác sữa hàng hóa, phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
Đối với những loại dê này việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt rất quan trọng, đặc biệt là những con cao sản. Cần ưu tiên cho chúng các loại thức ăn thô, xanh ưa thích, chất lượng tốt như lá mít, keo dậu; cho ăn thêm thức ăn tinh hỗn hợp có hàm lượng đạm thô 15 – 17% và bổ sung thêm premix khoáng, vitamin.
Tùy theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa, khẩu phần hàng ngày cho một con như sau:
Loạithức ăn
|
||||
Lượng thức ăn (kg) theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa
|
||||
Khối lượng 30kg, cho 1kg sữa/ngày
|
Khối lượng 30kg, cho 2kg/ngày
|
Khối lượng 40kg, cho 1kg sữa/ngày
|
Khối lượng 40kg, cho 2kg sữa/ngày
|
|
Cỏ lá xanh
|
3,0
|
3,5
|
3,5
|
4,0
|
Lá mít/ keo dậu
|
1,0
|
1,5
|
1,5
|
2,0
|
Thức ăn tinh
|
0,3 – 0,4
|
0,4 – 0,6
|
0,4 – 0,6
|
0,6 – 0,8
|
Cho uống nước thỏa mãn (bình quân 3 – 5 lít nước/ con/ngày), nước phải trong, sạch, không bị ô nhiễm.
Bảo đảm chuồng nuôi thường xuyên khô, sạch, thoáng. Tạo điều kiện cho dê vận động mỗi ngày 3 – 5 giờ trên sân chơi gần chuồng, kết hợp xoa chải cho dê.
– Kỹ thuật vắt sữa:
-
Có đầy đủ dụng cụ như : xô vắt sữa, thùng chứa sữa , khăn lau… các dụng cụ này phải sạch sẽ, phải tráng nước sôi sau mỗi lần sử dụng .
-
Vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa : dùng khăn mềm sạch nhúng nước ấm để lau bầu vú, núm vú và kích thích xuống sữa .
-
Tuân thủ quy trình vắt sữa , vắt sữa phải nhẹ nhàng, dùng kĩ thuật. Có thể vắt nắm cả tay hoặc vắt vuốt núm vú.
Phải rửa tay và vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi vắt sữa
Vị trí ngồi vắt sữa
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kinh nghiệm trong chăn nuôi dê lấy sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao với mô hình này, chúc các bạn thành công.