Hiện nay, thú chơi cá cảnh đang rất hot, nhiều người đua nhau nuôi cá cảnh nhưng nếu chưa tìm hiểu kĩ lưỡng về những kỹ thuật cũng như những lưu ý khi nuôi cá cảnh thì có thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như cá chết hoặc bị bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh không bị chết cũng như không bị bệnh.
1. Nguồn nước nuôi cá cảnh
Dụng cụ khử clo trong bể cá
Nguồn nước nuôi cá phải là nước sạch không chứa các các hóa chất độc hại, chất sát khuẩn. Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy để làm nguồn nước nuôi cá cảnh tuy nhiên nguồn nước máy có chứa rất nhiều chất sát khuẩn đặc biệt là clo gây hại cho cá. Nếu bạn dùng trực tiếp cá có thể chết ngay do lượng clo trong nước quá lớn, vì thế khi dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước bằng các cách sau :
– Cho nước ra một chiếc thau để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết rồi với cho vào bể cá hoặc sau khi nước bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng với được sử dụng
– Dúng dung dịch khử nước mới có bán tại cửa hàng có tác dụng khử clo để khử nước
2. Chất lượng nguồn nước
Sử dụng nguồn nước sạch cho bể cá
Chất lượng nước trong bể cá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cách nuôi cá cảnh,vì thế khi chăm sóc cá bạn cần phải chú ý đến các yếu tố kỹ thuật sau :
Khi chăm sóc cá bạn cần chú ý đến chất lượng nước trong bể nuôi cá cảnh vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe , sự phát triển , khả năng miễn dịch của cá, sự hô hấp và trao đổi chất của cá đến môi trường xung quanh
Để có chất lượng nước tốt bạn cần phải có hệ thống lọc nước hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại lọc có hiệu quả lọc cao như lọc ngoài , lọc tràn …. với các loại vật liệu lọc hiệu quả sẽ mang đến cho bể của bạn luôn trong suốt. Thay nước theo định kỳ túy theo loại cá , số lượng cá và chất lượg bể lọc của bạn để xắp xếp thời gian phải thay nước cho bể cá.
Khi thay nước bạn nên nên sát khuẩn bể cá bằng muối , xanh methynel , …….. để diệt các mầm bệnh.
3. Chọn hồ, bể thích hợp
Bể nuôi cá dạng lớn
* Để tìm kích thước bể của bạn nên để ý tới chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hồ ( tính qui đổi ra dm )sau đó áp dụng công thức này :
D x R x C = X ( D=chiều dài . R= rộng C= chiều cao .X thể tích Đvị tính =lit nước )
Điều này cho phép bạn chính xác thể tích nước trong hồ. cũng như chọn hồ phù hợp cho mình
Ví dụ : Hồ có kích thước dài 1 m rộng : 0,5 m , cao : 0,4 m có Thể tích 200 dm3/lít
4. Khối lượng cá phải luôn tỉ lệ với lượng thể tích nước hồ nuôi
Số lượng cá phù hợp sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn
* Để đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
5. Cách đặt bể
Đặt bể cá ở nơi phù hợp sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn
6. Chế độ thức ăn
Kích thước thức ăn phù hợp cho từng loại cá
Bạn nên cho cá ăn vừa đủ không nên để thức ăn dư thừa tránh làm thừa nhiều thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bể cá của bạn
Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường.
7. Nhiệt độ
Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ trong bể cá
8. Chọn cá nuôi chung phù hợp
5 loại cá có thể nuôi chung với cá Betta
9. Ngưỡng sử dụng oxygen của từng loài
* Các loại cá sống linh động hay bơi lớp mặt có xu thế sử dụng oxy nhiều hơn các loại sống ở tầng đáy ít vận động. Đối với những loài cá linh động nên thả thưa hơn .
10. Cách thả cá mới mua vào bể
Thả cá mới mua vào bể
Cá mới mua về khi chưa biết rõ cá có mầm bệnh gì không thì không nên thả trực tiếp vào bể cá mà nên thả riêng ra một bể cá nhỏ để theo dõi và diệt mầm bệnh bằng thuốc sau đó mới cho vào bể để tránh lây bệnh sang cá khác
Nếu không có bể dưỡng cá thì sau khi thả cá vào bể chính bạn nên cho thuốc phòng một số bệnh như nấm , ký sinh trùng , bệnh lở loét ….
Cho cá vào bể cá:
Để tránh tình trạng cá bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút. sau đó mới mở miệng túi múc 1 ca nước từ trong bể cho vào túi cá.
11. Thay nước cho bể cá
Sử dụng bơm nước để thay nước cho bể cá
Khi thay nước cho bể cá bạn cần phải chú ý một số điều sau
Nhiệt độ nước bên ngoài và nước bể nuôi phải tương đồng nhau tránh cá bị sốc nhiệt dẫn đến chết
12. Cách cho cá ăn
Cách cho cá cảnh ăn
13. Làm mới việc chăm sóc
Chăm sóc cá cảnh
14. Quản lí ánh sáng
Sử dụng ánh sáng đèn LED cho bể cá
Nên tham khảo trước tính ưa sáng cũng như màu sắc của từng loài để quyết định sử dụng nguồn cung cấp ánh sáng ( các loại đèn,màu công suất ) Không nên sử dụng quá công suất đối với các loại cá ít ưa sáng vì chúng lo ẩn nấp không bời ra ngoài , nếu lâu ngày chúng sẽ bị stress.
Ban đêm nên tắt đèn cho cá ngủ để cá khỏe mạnh phát triển tốt.
Thành hồ nên dán tranh tạo cảm giác bình an cho cá, đáy hồ nên được sơn hay che chắn để tạo ra ánh sáng trong hồ sáng hơn, làm cho cá ít bị giật mình sợ hãi với những chuyển động của môi trường xung quanh.
Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ thu thập được cho mình những kỹ thuật nuôi cá cảnh an toàn, cá phát triển khỏe mạnh và không bị mắc bệnh hay bị chết.
Một số bể cá cảnh mini dành cho các bạn muốn chơi:
– Bể cá để bàn nhỏ gọn
– Kích Thước: 26×16.5×29 cm
– Bể cá để bàn nhỏ gọn
– Kích Thước: 35.7×22.3×38 cm
– Kích thước: 26x20x16 cm
– Nguồn: USB hoặc DC 5V
– Kiêm luôn là 1 chậu cây cảnh mini
– Đồng thời, có tác dụng là đèn đọc sách
– Sản phẩm cao cấp, chất lượng đảm bảo, dễ sử dụng
– Dùng để trang trí theo mô hình VAC, vườn – ao – chuồng
– Đồng hồ đa chức năng:
+ Hiển thị giờ, ngày tháng năm
+ Hiển thị nhiệt độ phòng
– Có hộp đựng bút và điện thoại
– Bể tiểu cảnh giúp thư gian mỗi khi làm việc
– Cắm trực tiếp qua cổng USB
– Nhỏ gọn
– Chức năng: làm bể cá; có đèn led làm đèn ngủ; kết hợp với đồng hồ lịch vạn niên; hộp cắm bút
– Phụ kiện: gồm 1 túi đá; 1 cây hoa và 1 dây kết nối usb.
– Nguồn 5V hoặc sử dụng pin AA
– Chất liệu cao cấp
– Bền đẹp, trong suốt