Mề đay là gì? Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.
Mề đay là phản ứng trên da có cơ chế phức tạp, tạo ra các mảng đỏ, nổi sần lấm tấm to nhỏ khác nhau và loang lỗ không đều, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Triệu chứng bệnh nổi mề đay
Bệnh mề đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính
– Triệu chứng của mề đay cấp tính:
Bệnh xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Bệnh biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề não rất nguy hiểm.
Bệnh cũng có thể xảy ra ở đường hô hấp gây khó thở, nghẹt thở có khi cần phải cấp cứu khẩn trương nếu không sẽ gây hậu quả rất xấu. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, tạm thời làm tụt huyết áp trong một thời gian ngắn gây hiện tượng khó chịu, choáng váng cũng rất cần cấp cứu kịp thời.
– Triệu chứng của mề đay mạn tính:
Khi bệnh xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít là biểu hiện của mề đay mạn tính. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mề đay thành vòng, thành vạch, mề đay xuất huyết, mề đay mụn nước.
Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…
Mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
Da vẽ nổi còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.
Các dạng mề đay
Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.
Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn – mụn nước hay xuất huyết.
Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Những dạng khá: như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Bệnh mề đay có lây nhiễm không?
Cho đến nay chưa có công bố hoặc tài liệu nào nói rằng bệnh mề đay do lây nhiễm và vì vậy, bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Nổi mề đay có được tắm không
Câu trả lời là không! Tuyệt đối không tắm, không lau người bằng nước nóng vì nhiệt độ cao rất dễ làm bạn nặng thêm, có thể đắp nước lạnh lên vết mề đay.
Điều trị bệnh mề đay: Uống thuốc hay bôi thuốc gì?
Để điều trị mề đay, trước tiên cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê…
Trong cơn cấp, người bệnh có thể ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.
Toàn bộ thông tin cần thiết về bệnh đều đủ cả, thank ad