Nên tránh gì khi uống sữa đậu nành

Những người bị bệnh như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, viêm dạ dày…tuyệt đối không được uống sữa đậu nành.

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khoẻ. Sữa đậu nành có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt.

Nhung dieu can luu y khi uong sua dau nanh

Tuy nhiên việc uống quá nhiều, hay uống khi đói và cách pha chế sữa đậu nành không đúng có thể gay ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là một loại thực phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm, nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao.

Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.

Sữa đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng sữa đậu nành đề phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.

Nhung dieu can luu y khi uong sua dau nanh

Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì không những không có hiệu quả mà còn dẫn đến những tác dụng không có lợi cho sức khỏe nên cần lưu ý một số điểm sau:

Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông. Tuy nhiên, khi dùng sữa đậu nành, bạn cũng cần lưu ý:

– Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ l tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.
– Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

sai lam chet nguoi can tranh khi uong sua dau nanh hinh 0

Sau đây là một số điều tối kỵ khi uống sữa đậu nành:

Không nên đánh trứng với sữa đậu nành

Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.

Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.

Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành 

Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Không nên chỉ uống sữa đậu nành không. Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao…hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

Không uống cùng kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Không cho đường đỏ vào sữa đậu nành. Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Những người có bệnh sau đây tuyệt đối không được uống sữa đậu nành:

Người bị ung thư vú:

Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Người bị viêm dạ dày:

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Người bị loét dạ dày và viêm thận:

Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác. Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Người bị sỏi thận:

Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

Người bị bệnh Gout:

Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

Phụ nữ có thai:

Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.


Blogsudo Tổng Hợp

Từ khóa tìm kiếm: nhung nguoi bi, nguoi bi benh, ung thu vu, suc khoe, nhung nguoi, vi vay nhung, lam, trieu chung, khi uong sua, uong sua dau nanh, sua dau nanh khong nen, sua dau nanh, sua dau nanh, ket hop, sua dau nanh, lam mat di, chat dinh duong, khong nen uong qua, uong qua nhieu, chat dinh duong,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *