Nghe nhạc giúp tăng trí nhớ

Âm nhạc có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của mỗi người, ngoài giúp con người thư giản, giảm stress thì còn có tác động rất tốt đến não bộ, giúp nâng cao trí nhớ tăng hiệu quả học tập và làm việc.

Bạn có biết âm nhạc giúp não bộ chúng ta nhớ tốt hơn?

Khi chúng ta nghe một đoạn của một giai điệu, toàn bộ não bộ của chúng ta làm việc, xử lý đoạn giai điệu đó, nhận ra giai điệu này có quen hay không, nhận xét đoạn giai điệu có hay hay không và đưa ra những quyết định khác như: có nghe tiếp đến hết toàn bộ bản nhạc hay không, hoặc có nên download hay mua bản nhạc này hay không. Toàn bộ não bộ hoạt động khi nghe nhạc. Âm nhạc là một chất kích thích phức tạp và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe của não bộ của chúng ta.


Nghiên cứu của nhà tâm lý học Ines Jentzsch tại trường Đại học St Andrews ở Scotland cho thấy người nhạc sĩ sở hữu một trí não sắc sảo hơn so với người biết ít hoặc không biết về âm nhạc.

Các nhà khoa học tiến hành đo mức độ phản ứng của não và hành vi của các nhạc sĩ và những người bình thường khi họ thực hiện bài kiểm tra trí óc đơn giản. Kết quả cho thấy, người chơi một loại nhạc cụ có kỹ năng phát hiện và xử lý sai lầm nhanh, hiệu quả hơn người bình thường.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hoạt động âm nhạc, thậm chí ở cấp độ nghiệp dư vẫn có thể mang lại lợi ích cho não. Phát hiện này có thể sử dụng để làm chậm, ngăn ngừa hoặc thậm chí đảo ngược quá trình suy giảm tinh thần do tuổi tác hoặc các bệnh tinh thần như trầm cảm”, Jentzsch cho hay.
Nghe những thể loại nhạc thích hợp sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích khác nhau. Sau đây là một số tác dụng tích cực mà âm nhạc đem đến và đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh như:

– tăng trí nhớ
– tăng sự tập trung
– giúp bạn sáng tạo hơn
– giảm stress
– tăng chỉ số thông minh IQ
– giúp cơ thể mau hồi phục
– giúp học sinh giỏi ghi điểm cao hơn trong các kỳ thi
– kích thích cả hai bán cầu não (não trái và não phải) khi học

1. Học chơi một nhạc cụ mới giúp tăng cường trí nhớ

Dù là học chơi đàn guitar hay tập chơi sao thì việc này cũng giúp tăng cường trí nhớ, giúp bảo vệ trí nhớ khỏi sự lão hóa. Việc chơi nhạc đòi hỏi chúng ta vừa phải đọc bản nhạc, vừa phải đặt ngón tay hoặc và điều khiển hơi thổi phù hợp. Điều đó có tác dụng mở rộng khả năng ghi nhớ của não bộ. Theo thời gian, não bộ của chúng ta sẽ dần dần có khả năng thực hiện nhiều công việc một lúc mà không bị quá tải, đồng thời não bộ cũng có khả năng nghi nhớ thông tin lâu hơn.

Ngoài ra, việc chơi nhạc trong một dàn nhạc nhiều người sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung của não bộ, bởi chúng ta phải chơi đúng phần nhạc, đúng nhiệm vụ của mình trong bản nhạc đó, phải phối hợp chính xác, nhuần nhuyễn với những nhạc công khác. Điều này rất có lợi và giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng học hỏi của mình.

2. Chơi nhạc giúp chúng ta thông minh hơn

Việc học chơi một nhạc cụ cũng giống như việc chúng ta luyện tập thể dục thể thao cho não bộ. Trong quá trình chơi nhạc, não bộ của chúng ta được rèn luyện cách giải quyết vấn đề, chính vì vậy, những người chơi nhạc cũng thường rất giỏi toán, các môn khoa học kỹ thuật.

Một điểm nữa là: học chơi nhạc cụ càng sớm thì lợi ích đối với não bộ càng nhiều. Ở trẻ nhỏ, não bộ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu cho trẻ học chơi nhạc cụ vào giai đoạn này, não bộ của chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Tuy nhiên, những người trưởng thành cũng nên học chơi nhạc cụ để giúp não bộ luôn linh hoạt, hạn chế sự lão hóa.

3. Hát đồng ca giúp chúng ta hạnh phúc hơn

Khi chúng ta hát, cơ thể sẽ đồng thời giảm thấp hàm lượng chất cortisol (còn gọi là hóc-môn stress) và giải phóng chất endorphins, khiến chúng ta thấy thoải mái, hạnh phúc. Việc hát đồng ca còn làm sản sinh ra chất dopamine khiến chúng ta thấy thư giãn hơn. Còn việc hát một mình sẽ giúp giải phóng chất oxytocin (còn gọi là hóc-môn hạnh phúc), do vậy, dù có hát một mình hay hát trong một nhóm thì cũng đều có lợi cho chúng ta rất nhiều.

4. Nghe nhạc làm dịu cơn đau và tâm trạng

Trên đường đi làm, đi học, khi bị tắc đường hàng tiếng đồng hồ, không có gì tuyệt vời và có tác dụng hơn việc nghe một vài giai điệu, bản nhạc mà mình yêu thích. Lý do không chỉ là chúng ta có thể tập trung vào bản nhạc và tạm quên đi sự khó chịu của việc tắc đường, mà do việc nghe nhạc có tác dụng rất tích cực đến chúng ta.

Việc nghe nhạc thường xuyên có tác dụng làm giảm hàm lượng chất cortisols trong cơ thể. Trong nhiều trường hợp, nghe nhạc có tác dụng như thuốc giảm đau bởi chúng giúp chúng ta không chú ý vào cơn đau nữa, đồng thời tăng cường những cảm xúc tích cực. Âm nhạc cũng có khả năng gợi lại những ký ức tươi đẹp, giúp chúng ta vượt qua những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng trong cuộc sống.

5. Nghe nhịp trống có tác dụng kích hoạt chức năng não bộ

Bạn có nhận thấy rằng khi chúng ta chạy bộ, tập thể dục, việc nghe nhạc sôi động với nhiều nhịp trống là rất thích hợp hay không? Và chúng ta thường chạy hoặc tập luyện theo đúng nhịp trống một cách vô thức. Đó là vì

Âm nhạc là người bạn tốt của mỗi người. Không chỉ giúp cho chúng ta có được niềm vui, những phút thư giãn, mà âm nhạc còn có những lợi ích cụ thể cho trí óc của chúng ta. Hãy kết thân hơn nữa với âm nhạc. Chúc các bạn thành công.

Nghe nhạc trong khi ngủ giúp cải thiện trí nhớ

“Âm nhạc không chỉ làm phong phú đời sống của chúng ta mà còn có lợi cho những hoạt động thể chất và tinh thần lớn hơn nhiều so với những nghiên cứu từng công bố trước đây”, nhà nghiên cứu nói.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tubingen (Đức) cho biết, các nghiên cứu mới đây về giấc ngủ cho thấy âm thanh chơi đồng bộ với các dao động chậm trong não người khi ngủ có tác dụng làm tăng trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tubingen (Đức) cho biết, các nghiên cứu mới đây về giấc ngủ cho thấy âm thanh chơi đồng bộ với các dao động chậm trong não người khi ngủ có tác dụng làm tăng trí nhớ. Những người tình nguyện cho thấy, giấc ngủ của họ được cải thiện rõ rệt và họ có khả năng ghi nhớ hơn so với trước khi được nghe nhạc trong lúc ngủ. Theo TS. Jan Sinh, đây chính là sự kích thích thính giác ở cường độ thấp, tuy nhiên không phải bài nhạc nào cũng có hiệu quả, chỉ những âm thanh đồng bộ với dao động não lúc ngủ mới cho hiệu quả.

Nghe nhạc gì để cải thiện trí nhớ nâng cao hiệu quả học tập

Nghe nhạc Baroque đúng cách được cho là có thể giúp não bộ hoạt động tốt nâng cao hiệu quả học tập tăng cường trí nhớ
Nếu bạn biết cách tận dụng những tác phẩm âm nhạc này thì có thể việc học sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều và còn đem lại cho bạn những niềm vui khi tiếp nhận tri thức.
Tại sao nên nghe nhạc Baroque trong khi học?
Những tập đoàn khổng lồ như IBM và Shell, cùng với một loạt các trường trung học và đại học nổi tiếng, đã và đang sử dụng âm nhạc để giảm thời lượng học và tăng cường khả năng truy xuất thông tin. Việc nghe nhạc còn làm tăng khả năng và năng suất làm việc một cách đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy nghe nhạc Mozart và những bản nhạc Baroque giúp sinh viên cảm thấy bình tĩnh, tập trung hơn, và tăng cường khả năng trí tuệ.
Nhạc Baroque có những tác dụng cụ thể nào về mặt sinh lý học? Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo (relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc.
Cách thức nghe nhạc
Khi nghe nhạc Baroque và học bài bạn cần quan tâm đến yếu tố sau:
-Không cảm thụ âm nhạc, không cảm nhận cái hay của bản nhạc, vì khi đó não phải sẽ không có cơ hội lấn tới làm xao nhãng sức mạnh tập trung của não trái. Kết quả là bạn vẫn tập trung học và vừa nghe nhạc trong suốt thời gian học mà không hề bị phân tâm bởi cảm nhận bản nhạc hay dở ra sao.
– Học như quên tất cả mọi thứ xung quanh, kể cả việc bạn đang nghe nhạc và bật âm lượng to. Bởi nếu bạn giữ não phải vẫn được hoạt động nhưng thấp hơn não trái thì não phải sẽ buộc ở trạng thái lặng và để hỗ trợ não trái làm việc.
– Sau một thời gian nghe những bản nhạc khiến não bộ ghi nhớ và đoán được những giai điệu tiếp theo của bài hát, lúc này não phải sẽ hoạt động và bị kích hoạt liên tục khiến não trái bị xao lãng và dẫn đến việc tập trung học giảm xuống, hiệu quả của bản nhạc mất đi. Lúc này điều bạn cần làm là đánh lừa não bộ bằng cách để não không đoán được những giai điệu tiếp theo của các bản nhạc, khi đó não sẽ thôi không sử dụng bán cầu phải và lúc đó hiệu quả của nhạc Baroque lại được tiếp tục phát huy.
– Để danh sách phát nhạc bật chế độ ngẫu nhiên ( suffer), khi đó các bài hát sẽ chạy theo thứ tự lộn xộn không lần nào giống lần nào và não sẽ không lặp lại chu trình và ghi nhớ được sự sắp đặt ngẫu nhiên này. Đây là bước quan trọng để não bộ hoạt động tăng hiệu quả học tập.
Danh sách các bản nhạc Baroque
1. J.S. BACH
– Suite 3 (Air on a G String)
– Concerto for Oboe in D Minor op-9
– Concerto in D Minor for 2 violins
– Fantasy in G Major, Fantasy in C Minor and Trio in D Minor, Canonic Variations and Toccata
– Prelude in G Major
2. VIVALDI
– Four Seasons, Spring, Largo
– Concerto in C Major for Piccolo
– Flute Concerto no. 3 in D Major
– Five Concertos for Flute and Chamber Oschestra
3. PACHELBEL
– Canon in D Major
– Canon from Canon and Gigue
4. MOZART
– Concerto no. 21 in C Major, K.467
– Clarinet Concerto in A Major
– Concerto for Violin and Orchestra
– Concerto no. 7 in D Major
– Symphony in D Major (Haffner)
– Symphony in D Major (Prague)
– Concerto for Violin and Orchestra in A Major no.5
– Symphony in A Major no. 29
– Symphony in G Minor no. 40
5. BEETHOVEN
– Piano Concerto no. 5 in E-flat
– Symphony no. 6 (Pastorale)
– Concerto for Violin and Orchestra in D Major, op. 61
– Concerto no. 5 in E-flat Major for Piano and Oschestra, op. 73 (Emperor)
– Concerto no. 5 in E-flat Major for Piano and Orchestra no.5 in B-flat Major
6. SCHUBERT
– Octet in F Major, D. 803
7. TCHAIKOVSKY
– Concerto no. 1 in B-flat Minor for Piano and Orchestra
Sudo Trí Nhớ

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *