Nguyên nhân viêm đại tràng và cách chữa trị hiệu quả

Ăn uống không khoa học, nhiễm khuẩn hoặc kí sinh trùng, thói quen ít vận động nhịn đại tiện hay thiếu vi chất… là những nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng, căn bệnh phổ biến ở các khoa tiêu hóa.

Viêm đại tràng do đâu?

Do chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không điều độ, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt, lạm dụng rượu bia gây rối loạn chức năng và tổn thương niêm mạc đại tràng là những nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ dẫn đến táo bón, lâu ngày cũng dễ gây viêm đại tràng.

Do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng : Các loại vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella, Salmonella), nhiễm nguyên sinh động vật (amip), nhiễm ký sinh trùng (giun sán)… có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính.

Do chế độ vận động không hợp lý: Thói quen ít vận động, ngồi nhiều, nhịn đại tiện gây táo bón làm tổn thương niêm mạc đại tràng dẫn đến viêm đại tràng.

Các nguyên nhân khác: Viêm đại tràng còn có thể do cơ thể thiếu canxi, vitamin A, C, E và khoáng chất Se; rối loạn thần kinh thực vật hoặc không có nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng:

Đau bụng: Vị trí đau không cố định, thường lan theo dọc khung đại tràng. Đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn. Cơn đau tăng lên sau khi ăn và trước khi đại tiện. Cơn đau dễ tái phát khi người bệnh uống bia rượu, ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ hay thức ăn lạ.

ss

Cơn đau âm ỉ lan dọc theo khung đại tràng

Trướng bụng, đầy hơi: Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu dọc theo khung đại tràng.

Rối loạn vận chuyển phân: Đại tiện nhiều lần trong ngày (2 – 6 lần) hoặc ngược lại táo bón 2 – 3 ngày mới đi ngoài được. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa. Đặc biệt, khi ăn thức ăn lạ hay các món nhiều dầu mỡ rất dễ đi ngoài.

Các triệu chứng khác khá đa dạng, thay đổi tùy từng bệnh nhân và theo từng thể bệnh. Đa số người bệnh ăn uống không ngon miệng, chán ăn, gầy sút, có thể thiếu máu. Tùy từng nguyên nhân có thể gây sốt trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc không gây sốt.

Giải toả nỗi lo viêm đại tràng

Viêm đại tràng dễ tái phát, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Chế độ ăn uốngsinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Bệnh nhân cần có chế độ ăn nhiều chất xơ đồng thời phải kiêng rượu bia, chất béo, các gia vị như ớt cay, hạt tiêu và hạn chế một số loại thực phẩm sinh hơi nhiều như khoai lang, khoai mì… Tăng cường vận động, tập thể dục nhằm tăng co bóp đại tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hạn chế ngồi lâu và nhịn đại tiện.

ss

Mộc hoa trắng – thảo dược quý trị viêm đại tràng

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung hàng ngày viên uống được chiết xuất từ các thảo dược như Mộc hoa trắng, Mộc hương, Hoàng liên, Bạch truật, Kha tử… có công dụng bổ tỳ, hành khí, chỉ thống, kiện vị, hoá thấp chỉ tả giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, đi ngoài phân sống, ỉa chảy, kiết lỵ do viêm đại tràng cấp và mãn tính, rối loạn tiêu hoá do uống nhiều rượu bia.

Có vai trò như một loại kháng sinh thực vật, hoàng bá, nguồn nguyên liệu chiết xuất từ Berberin, có khả năng diệt khuẩn tốt, không gây ra loạn khuẩn ruột như hầu hết kháng sinh.

Hoàng bá gồm hai loài, tên khoa học: Phellodendron chinense (còn gọi là xuyên hoàng bá, hoàng bì thụ) và Phellodendron amurense (còn gọi hoàng nghiệt hay quan hoàng bá). Dược liệu này thuộc họ cam: Rutaceae, có bộ phận để làm thuốc là vỏ thân, vỏ cành của cây trên 10 năm đem thái miếng phơi khô. Thảo dược hoàng bá chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó chủ yếu là alkaloid (berberin), đây chính là nguồn nguyên liệu để chiết xuất berberin hiện nay.

Từ hàng chục năm nay, Berberin đã được biết đến như một thuốc rẻ, an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Berberin có vai trò như một kháng sinh thực vật, diệt khuẩn tốt, không gây loạn khuẩn ruột như hầu hết kháng sinh. Tuy nhiên do chưa được đầu tư đúng mức về công nghệ chiết xuất lẫn nghiên cứu phát triển nên Berberin chỉ dừng lại như một thứ thuốc “tốt mà rẻ” chứ chưa phát huy được hết công dụng của nó.

h1JPG

Hoàng bá thường được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp.

Hiện nay, hoàng bá thường được sử dụng để trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Trong y học cổ truyền, nó có vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh thận, bàng quang, tỳ. Dược liệu thường được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt như: thấp nhiệt ở tràng vị gây tả lỵ, đại tiện ra máu mủ. Thảo dược này thường phối hợp với một số vị thuốc khác như: hoàng liên, mộc hương…

Theo y học hiện đại, berberin vốn chứa rất nhiều trong hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ thế, hợp chất lacton trong hoàng bá còn có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh. Do đó, nó rất hiệu quả cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có co thắt đại tràng. Do vừa đem lại tác dụng diệt khuẩn, vừa giảm co thắt nên hoàng bá là “một mũi tên trúng hai đích” mà nếu chỉ dùng riêng berberin sẽ không cho kết quả tương tự.

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng với các trường hợp khác như: thấp nhiệt ở bàng quang gây tiểu tiện rắt, buốt; thấp nhiệt hoàng đản gây viêm gan, mật và giải độc tiêu viêm – dùng trong trường hợp cơ thể bị lở ngứa, mụn nhọt. Tuy nhiên, người dùng cần phân biệt hoàng bá với vị thuốc nam hoàng bá. Đó là vỏ cây núc nác (Oroxylum indicum, họ núc nác Bignoniaceae) cũng có tác dụng chữa tả lỵ, mụn nhọt.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Từ khóa tìm kiếm: an uong khong khoa hoc, nhiem khuan, thoi quen it van dong, nhin dai tien, dai tien hay, nhung nguyen nhan, dan den viem dai trang, tieu hoa viem dai trang, viem dai trang do, do che do, che do an uong, gay roi loan chuc nang, che do an nhieu chat, nhiem ky sinh trung, the gay, roi loan tieu hoa,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *