Những sai lầm khi điều trị sỏi thận và các biến chứng nguy hiểm

Ít ăn mặn sẽ không bị sỏi, uống thuốc lợi tiểu, chỉ tán sỏi khi to… là những hiểu nhầm về bệnh sỏi thận, sỏi mật.

Sỏi thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Quá trình điều trị có thể vấp phải nhiều trở ngại nếu người bệnh vẫn giữ những quan niệm dưới đây.

Ít ăn mặn thì không bị sỏi

Sỏi tiết niệu dễ hình thành nếu người bệnh ăn quá mặn. Tuy nhiên, sỏi vẫn xuất hiện nếu bạn giữ thói quen ít uống nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.

Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống và tạo thành sỏi.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Đau đớn vì sỏi thận, sỏi mật, nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian có thể bài sỏi tức thời. Tuy nhiên, thuốc nam thường giúp cơ thể bài thải cặn sỏi, chứ không làm tan sỏi lớn. Một số bài thuốc tan sỏi thực chất chỉ có tác dụng lợi tiểu và vô hiệu trước khối sỏi lớn.

Polyad

Sỏi thận, sỏi mật ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Bên cạnh thuốc nam, một số đông dược như kim tiền thảo được ứng dụng điều trị khá phổ biến. Tuy nhiên, cây thuốc này chỉ có tác dụng ức chế sỏi hình thành, còn tác dụng giảm đau, kháng viêm khá hạn chế. Thông thường, bệnh nhân phải kết hợp nhiều vị thuốc khác để có hiệu quả cao.

Chỉ cần điều trị nội khoa

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng các dược liệu an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi. Ngoài ra, cần kết hợp uống thuốc, chế độ ăn uốngsinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.

Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khi có các triệu chứng của sỏi thận (đau sườn hoặc đau lưng tăng dần, đau bụng co thắt, tiểu đau, tiểu dắt, nước tiểu có máu hoặc màu bất thường…) hoặc sỏi mật (đau dữ dội ở hạ sườn phải lan ra lưng, bả vai và thượng vị; sốt nóng và rét run, vàng da, vàng mắt, phân bạc màu…). Không nên tham khảo thuốc của người từng mắc bệnh, tự ý điều trị làm rối loạn hấp thu, ảnh hưởng xấu đến gan và thận.

Chỉ tán khi sỏi to

Tâm lý đợi sỏi to rồi đi tán sỏi một lần cho tiện khá phổ biến. Một số bệnh nhân chủ quan không chữa trị ngay từ đầu, mà ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Tuy nhiên, kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và chi phí điều trị thường tốn kém.

Polyad

Viên sỏi thận lớn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viên sỏi thận lớn có thể gây nghẽn đường tiết niệu, suy thận cấp tính và mãn tính nếu kết hợp viêm nhiễm. Đối với sỏi mật, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp bằng ngoại khoa như viêm túi mật cấp, viêm màng bụng, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật vào các tạng trong ổ bụng, xơ gan do ứ mật…

Sỏi không tái phát sau khi tán

Phương pháp tán sỏi chỉ đặc trị những viên sỏi lớn, chứ không ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Để tránh tái phát, bệnh nhân cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn và chất béo giàu cholesterol, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên…

Biến chứng nguy hiểm từ sỏi thận

Sỏi thận là bệnh thường gặp, không khó chữa và ít nguy hiểm tuy nhiên sỏi thận lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận – căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể và tính mạng bệnh nhân.

Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận? 

Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi.

Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu.

Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn rất dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu.

Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc – môn do thận sinh ra.

soi than suy than com Sirnakarang cao Kim Tien Thao

Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như: gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 – 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Điều trị sớm, ngừa biến chứng 

Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Khi điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát sỏi thận vì mỗi lần tái phát là nguy cơ suy thận lại tăng lên.

Blogsudo Tổng Hợp

Từ khóa tìm kiếm: it an man, khong bi soi, cuoc song nguoi benh, neu nguoi benh, bai thuoc dan, soi than soi mat, the bai, chi co tac dung, kim tien thao, kha pho bien, nguoi benh co the, phuong phap, kich thuoc soi, bien chung nguy hiem, viem tui mat, soi tiet nieu,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *