Làm việc ngoài giờ dễ khiến bạn bị suy giảm trí nhớ
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, làm việc theo ca bất thường có thể khiến não “già” thêm 6,5 năm, còn làm việc ngoài giờ kéo dài có thể gây giảm trí nhớ. Theo đó, những người làm việc ngoài giờ trong ít nhất 10 năm, hiện tượng suy giảm trí nhớ sẽ xuất hiện sớm hơn 6,5 năm so với người làm việc trong thời gian thông thường.
Những thói quen khiến bạn suy giảm trí nhớ
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy làm việc theo ca và làm ngoài giờ bình thường có liên quan tới bệnh ung thư, đau tim, đột quỵ, viêm loét dạ dày và các bệnh chuyển hóa như tiểu đường.
Ăn quá nhiều dễ làm suy giảm trí nhớ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở BV Mayo và AANtrên, những người tiêu thụ từ 2.000-6.000 calo/ngày thì rủi ro suy giảm trí nhớ hoặc mắc chứng suy giảm nhận thức thể nhẹ (MCI) cao gấp 2 lần những người ăn uống bình thường. Riêng chứng MCI được xem là dấu hiệu khởi phát của bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer.
Nghiên cứu được thực hiện ở 1.233 người, độ tuổi trung bình từ 70-89, ban đầu không ai mắc bệnh suy giảm trí nhớ, nhưng lại có 163 người mắc chứng MCI, 1/3 tiêu thụ 600-1.525 calo/ngày; 1/3 từ 1.526-2.143 calo/ngày và 1/3 tiêu thụ 2.143-6.000 calo/ngày. Kết quả, những ai tiêu thụ nhiều calo nhất thì rủi ro mắc bệnh suy giảm trí nhớ và MCI cao tới trên 2 lần nhóm đối chứng.
Có thể thấy, những người trung và cao tuổi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bất ổn. Do đó, nên ăn vừa đủ, chia nhỏ thành nhiều bữa và ăn chậm nhai kỹ. Đàn ông hoạt động nhiều nên ăn từ 2.000-2.500 calo/ngày, phụ nữ hoạt động nhiều nên dùng 1.200-1.500 calo/ngày.
Ngủ trưa quá nhiều gây suy giảm trí nhớ
Các nhà thần kinh học cho biết, ngủ trưa thường xuyên và ngủ quá lâu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh mất trí nhớ. Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu Mỹ nhận thấy rằng, thường xuyên ngủ hơn 9 tiếng/đêm, hoặc ít hơn 5 tiếng/đêm sẽ có khả năng làm giảm chức năng thần kinh. Người lớn tuổi ngủ nhiều đối mặt với nguy cơ mất trí nhớ cao so với những người ngủ ít hơn.