Nếu bạn đã từng mua một con cá bống rồng, cá mập Colombia hoặc một con cáy (họ cua) để nuôi trong bể cá cảnh của mình thì bạn sẽ thấy chúng phát triển rất kém. Bởi vì thực chất, chúng là những loài động vật nước lợ, chứ không phải nước ngọt như nhiều người vẫn nghĩ.
1. Khái niệm bể cá nước lợ
Khái niệm “nước lợ” được xác định bởi trọng lượng riêng của nước trong bể, nước lợ có trọng lượng riêng lớn hơn nước ngọt (trọng lượng riêng 1.000) và nhỏ hơn nước mặn (khoảng 1,021-1,025).
Bể cá nước lợ
Trọng lượng riêng là thước đo mật độ của nước trong bể so với mật độ nước tinh khiết. Trọng lượng riêng của nước lợ có thể được điều chỉnh bằng cảnh bổ sung hỗn hợp muối biển.
Để đo trọng lượng riêng của nước, người ta sử dụng tỷ trọng kế. Thiết bị này được bán với giá khá rẻ tại các cửa hàng vật nuôi. Ngoài ra, còn có một số công cụ có khả năng đo chính xác hơn như khúc xạ kế. Tuy nhiên, những thiết bị này thường dành cho những người nuôi cá kỳ cựu.
2. Muối bể cá cảnh và muối biển
Muối bể cá cảnh (Natri clorua – giống như muối ăn) thường được sử dụng để thay đổi tính chất của nước ngọt. Loại muối này làm tăng độ mặn của nước, nhưng lại không thể làm tăng độ cứng chung (dH), độ cứng tạm thời (KH) và các khoáng chất vi lượng khác như trong nước mặn.
3. Cách điều chỉnh trọng lượng riêng của nước
Bạn có thể tăng và giảm của trọng lượng riêng của nước thông qua việc thay nước. Khi bảo dưỡng bể cá hàng tuần, bạn có thêm trọng lượng riêng cho nước để đạt độ mặn mong muốn. Bạn có thể phải sử dụng vài công thức toán học, nhưng cũng không phức tạp lắm đâu.
Nhiều loại cá có thể dễ dàng thích nghi với thay đổi, nhưng vì lợi ích của tất cả sinh vật trong bể (bao gồm vi sinh vật), tốt nhất là bạn không nên tăng quá 0.002 trọng lượng riêng tại mỗi lần điều chỉnh.
4. Tuần hoàn nước trong bể
Chu trình tuần hoàn nước trong bể cá nước lợ được thực hiện giống như trong bể nước ngọt và nước mặn: bổ sung amoniac trong vài tuần để tạo nên các vi khuẩn chuyển đổi amoniac thành nitrit, và nitrit thành nitrat.
Quá trình này sẽ đơn giản hơn nếu bạn đang muốn biến một bể nước ngọt thành nước lợ thấp (trọng lượng riêng từ 1,005 trở xuống) hoặc bạn đã có một bộ lọc tuần hoàn. Bạn chỉ cần bổ sung thêm đủ lượng hỗn hợp muối biển để tăng trọng lượng riêng lên 0,002 mỗi tuần.
Vi khuẩn nước ngọt có thể thích ứng với những thay đổi này và trong vòng hai hoặc ba tuần, nước trong bể sẽ đạt trọng lượng riêng mà bạn muốn và tuần hoàn nước trong bể mà không cần phải vớt cá ra khỏi bể.
5. Cá nuôi trong bể nước lợ
Mức tăng trọng lượng riêng của nước trong bể lên .002 mỗi tuần là phù hợp với hầu hết tất cả các loài cá nước lợ.
Thậm chí một số loài như cá ong, cá molly còn có khả năng thích nghi cao hơn. Chúng có thể phát triển mạnh kể cả khi chuyển thẳng từ bể nước ngọt sang bể nước mặn và loài cá mao tiên được tìm thấy ở các cửa sông thì có thể thích nghi với mức tăng tỷ trọng riêng của nước lên đến 0,020 mỗi 6 giờ.
Cá Molly trắng
Đối với bất kỳ con vật nào mà bạn vừa mới mua từ bể nước ngọt (như cá chình moray hay con sam), bạn nên giữ chúng trong một bể riêng và dần dần thay đổi trọng lượng riêng của nước trong bể cho đến khi chúng có thể thích nghi được với trọng lượng riêng của bể chính.
6. Thiết bị hỗ trợ
Bạn có thể bảo dưỡng bể cá nước lợ tương tự như nước ngọt, nhưng với trọng lượng riêng cao hơn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như bể nước mặn.
Bộ lọc nền đất sâu – deep sand beds (cũng hữu ích đối với bể nước ngọt nhưng không bằng bể nước mặn) có thể kết thúc chu kỳ tuần hoàn nitơ bằng cách chuyển đổi nitrat thành khí nitơ vô hại (khử nitơ).
Máy lọc nước mặn Coralife Super Skimmer 125
Với trọng lượng riêng của nước từ 1,010 trở lên, bạn có thể sử dụng bộ lọc bể cá cảnh biển, tuy nhiên sẽ không hiệu quả như với bể nước mặn. Bộ lọc này có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước hiệu quả hơn so phương pháp lọc bằng Carbon. Một máy lọc có kích thước phù hợp (được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng tương ứng với thể tich bể trong một giờ) rất hữu ích trong việc giữ cho nồng độ nitrat và phốt phát thấp.
Với trọng lượng riêng của nước khoảng 1.015, bạn có thể sử dụng bọt biển (công cụ này cũng có thể dùng ở trọng lượng riêng của nước thấp hơn, nhưng mức độ mặn sẽ giữ cho vi khuẩn trên đá làm việc hiệu quả hơn). Bọt biển được sử dụng để hỗ trợ quá trình khử nitơ và là một loại đồ chơi trong bể cá.
7. Trang trí bể cá nước lợ
Trang trí bể cá
Có nhiều loại cây thủy sinh trang trí cho bể nước ngọt cũng có thể phát triển tốt trong bể nước lợ thấp (trọng lượng riêng từ 1,003 trở xuống) như: ráy thủy sinh anubias, rong lá ngò cabomba, rong đuôi chồn ceratophyllum, elodea, cây tiêu thảo cryptocoryne, cây thủy cúc hygrophila, hẹ xoắn vallisneria. Thậm chí, loài dương xỉ java có thể sống trong môi trường nước có tỷ trọng riêng đến 1,005.
Rất ít các loại cây có thể chịu được môi trường sống mặn hơn (bao gồm cả cỏ biển và cây ngập mặn), nhưng những loại cây này có sức sống rất cao. Ngoài ra, còn có một gợi ý hay dành cho tất cả các loại bể cá đó là các loại cây nhựa trang trí.
Nếu vì một lý do nào đó mà bể cá của bạn không thể trang trí cây, hãy nghĩ đến các loại đá. Đá thường phổ biến hơn cây trong những môi trường thường (mặc dù nước cần đủ kiềm để ngăn chặn sự sụt giảm pH từ tannin) và thực tế thì những khối đá lớn cùng loại gắn cùng nhau trông tự nhiên hơn nhiều so với những viên đá nhỏ khác loại xếp gần nhau.
Một số loại đá như đá vôi còn có tác dụng nâng cao độ cứng của nước.
Vỏ sò cũng là một gợi ý hay. Chúng dễ dàng được tìm thấy ở các cửa sông, ngoài tác dụng trang trí, chúng còn giúp giữ độ cứng của nước cao và là nơi trú ẩn lý tưởng cho những loại cá nhỏ. Một sinh cảnh thường dùng nhiều vỏ sò và Cyanoacrylate (được mệnh danh là “keo điên”, an toàn cho bể cá) để gắn chúng vào những khúc gỗ hoặc đá để tạo hình.
Trong những năm gần đây, chất lượng của các đồ trang trí bể cá đã tăng lên. Thực tế, rễ cây giả đa phần còn tốt hơn so với rễ thật, ngoại trừ với những chiếc bể cá lớn nhất và người nuôi cá kinh nghiệm nhất. Rễ giả thậm chí có tuổi thọ tốt hơn so với rễ thật, vì chúng không bị hòa tan theo thời gian và không giải phóng tanin trong nước.