Cứ tới hè, bệnh ghẻ ngứa lại có cơ hội bùng phát.
Cuối tháng 5 đầu tháng 6, trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa rào đột ngột khiến cơ thể chúng ta sẽ phải đối mặt với hàng loạt bệnh ngoài da. Mùa hè, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, vì thế đây cũng là mùa dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là các bệnh ngoài da như nấm, ghẻ, viêm da. Hãy lưu ý một vài điểm sau trong sinh hoạt để phòng ghẻ ngứa nhé!
Ghẻ ngứa – nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh ghẻ là gì?
Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây nên hay gặp vào mùa xuân hè. Ở những nước kém phát triển điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch địa phương. Ở nước ta bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước. Ngay cả ở những thành phố lớn, bệnh ghẻ vẫn tồn tại.
Bệnh thường do ký sinh trùng ghẻ ngứa tấn công và tàn phá các tế bào da người. Con ghẻ cái chui vào bên trong da đẻ trứng gây ra cảm giác rất ngứa ngáy. Tổn thương thường thấy của ghẻ ngứa là các luồng ghẻ và mụn nước xuất hiện ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, phần dưới bụng, háng, kẽ hậu môn, bộ phận sinh dục. Vào mùa hè nóng ẩm, cơ thể ra nhiều mô hôi hơn bình thường là điều kiện lý tưởng cho bệnh ghẻ ngứa bùng phát.
Triệu chứng chính là ngứa, nhiều nhất về ban đêm khi đắp chăn ấm để ngủ (do cơ thể ấm, ghẻ hoạt động mạnh gây ngứa nhiều hơn), ngứa tăng khi trời nắng nóng hoặc sau khi tắm nước nóng. Lúc đầu chỉ ngứa một hai chỗ, sau đó lan khắp người (trừ mặt và lưng). Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều có thể gây nhiễm khuẩn thứ phát (mưng mủ) hoặc bị viêm da, chàm hóa.
Thói quen giúp phòng bệnh ghẻ ngứa
Nên rửa tay thường xuyên. Đây là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh mùa nóng.
Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng, lau khô người ngay khi tắm, không mặc quần áo ẩm.
Luôn giặt chăn, màn, gối, đệm mỗi tháng ít nhất một lần. Giặt xong, nên phơi ở nơi khô ráo, sạch sẽ, có nắng to để diệt bớt các loại vi khuẩn, kí sinh.
Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi. Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng vào mùa nắng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Vào mùa hè, môi trường ẩm nóng chứa rất nhiều vi khuẩn, kí sinh gây bệnh, nếu tiếp xúc trực tiếp rất dễ bị mắc các bệnh ghẻ, nấm. Nếu bạn đi dạo trên bờ biển mà không mang dép thì rất dễ gặp các bệnh dạng nấm hay nhiễm trùng do bị xước da chân. Vì thế bạn nên hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị, đi dép khi dạo trên bờ biển và không ngồi trực tiếp xuống bãi cỏ hay bãi cát.
Điều trị theo tây y:
– D.E.P (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.
– Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi, xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội và giặt quần áo.
– Eurax (crotamintan) 10%, thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6-10 giờ bôi 1 lần thuốc, an toàn, có thể bôi được ở bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ nhũ nhi.
– Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
– Lindane (gamma-benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần, thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải uống thuốc ivermactin, là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy. Liều lượng 20mg/kgcân nặng/1 lần, nhắc lại sau 1-2 tuần. Uống thuốc vào lúc đói.
Blogsudo Tổng Hợp
Từ khóa tìm kiếm: ghe, benh ghe la gi, tac dung, diet cai ghe, it doc tinh, dung cho tre, tre nhu nhi, bo phan sinh duc, thuoc chua ghe, phu nu, benh ghe ngua, troi nang nong, benh ngoai da, ghe ngua, mua he, vi khuan ki sinh, dao tren bo bien,