Rau sam là loại cây có lẽ ai cũng biết, nhưng có thể không phải ai cũng biết được công dụng của nó như thế nào, chữa được bệnh gì?
Tuy được gọi là rau nhưng thường thì người ta chỉ coi nó như là cỏ dại, chỉ dùng nó như là một loại rau ăn lá rất hạn chế. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có thể dùng tươi trong xà lách hay luộc, nấu tương tự như rau bi na. Do các chất nhầy mà nó chứa nên nó cũng được coi là thích hợp cho một số món súp hay thịt hầm. Thổ dân Australia dùng hạt của nó làm một loại bánh mì.
Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt. Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Trong y học truyền thống Hy Lạp, rau sam được dùng để điều trị táo bón và viêm nhiễm hệ bài tiết. Trong thời kỳ cổ đại, các tính chất chữa bệnh của nó được cho là đáng tin cậy đến mức Pliny đã khuyên rằng nên đeo rau sam làm bùa hộ mệnh để xua đuổi ma quỷ
Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.
Rau Sam còn có tên là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea.
Rau sam thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm mát ven vườn cây, bờ ruộng. Người xưa thường dùng rau sam để chế biến các món ăn như xào, làm nộm,… Nhưng ít người biết rằng đó lại là một loại dược thảo quý của thiên nhiên ban tặng có công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời.
Thân gồm nhiều cành mẩm, nhẳn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt màu đen. Ở nước ta rau Sam thường chỉ mọc hoang. Hiếm khi thấy rau Sam được gieo trồng hoặc bày bán làm thức ăn. Tuy nhiên nhiều gia đình ở nông thôn vẫn dùng rau Sam để luộc hoặc nấu canh ăn như những loại rau trồng khác. Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát.
Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là:
– Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.
– Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.
– Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước.
Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng. Vì rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Vì rau sam có tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè.
Rau Sam là loại cây có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP.
Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong rau sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào – yếu tố chủ yếu của
sức sống trong cơ thể.
Tác dụng các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do. Để làm thuốc, nên chọn sam loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô.
Trị chứng sốt rét thông thường
Lấy một nắm rau sam nấu với nước uống. Dùng ít ngọn rau sam tươi giã nát và băng lại vùng động mạch ở cổ tay. Ngày dùng như vậy hai lần rất công hiệu.
Trị bệnh trĩ
Khi mới mắc trĩ, lấy hai nắm rau sam rửa sạch rồi luộc lên ăn hết cái, lấy nước còn nóng thì xông, khi ấm vừa thì ngâm và rửa trĩ, kiên trì làm như vậy khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả.
Thống phong (gút)
Giúp chống viêm và giảm đau nhờ tác dụng đẩy axit uric (tích tụ tại các khớp xương gây đau nhức) ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu tiện. Hằng ngày ăn 200 g rau luộc cho đến khi khỏi bệnh.
Trầm cảm, u uất:
Mỗi bữa ăn 100 g rau sam, có tác dụng làm cho người dễ chịu, vui vẻ, hoạt bát.
Trị đau răng
Lấy rau sam rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa với mấy hạt muối rồi ngậm sẽ khỏi sưng đau.
Tác dụng làm lành vết thương
Khi bị thương, nếu lấy lá sau ram giã nhỏ dể đắp lên vết thương thì vết thương sẽ lành nhanh hơn. Lá rau sam giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non. Đối với các vết thương nhẹ, các chấn thương ở xương,… ta có thể lấy nước chắt rau sam thoa lên vết thương, hay đắp lá tươi giã nhuyễn, hoặc sắc nước sam đặc để uống. Nếu là các vết thương ngoài thì có thể bôi rượu rau sam.
Trường hợp vết thương nặng như vết loét bị hư thối thì nên cho lá rau sam phơi khô vào hấp mềm, rồi cho vào túi vải ẩm, buộc kín, chườm lên vết thương trong vòng 2 đến 3 tiếng. Không được dùng túi vải khô và nguội. Cũng có thể đắp trực tiếp lá sam đã hấp mềm lên vết thương, nhưng chú ý chỉ dùng lá sam ẩm.
Vì có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột. Vì rau sam có khả năng tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng. Với các công dụng thú vị trên, chúng ta cùng thử các cách dùng rau sam hữu hiệu như bản hướng dẫn dưới đây
Tác dụng diệt khuẩn
Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
Trị giun
Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Trị kiết lỵ
Lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Trong trường hợp thấy khó uống có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên. Hòa lượng nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.
Trong phương cách này, rau sam có tính kháng sinh với các vi khuẩn đường ruột rất tốt. Người ta thấy, đặc tính kháng sinh của rau sam rất công hiệu với các vi khuẩn đường ruột, ngoài da và một số vi khuẩn gây bệnh ở phổi. Các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm vi khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn. Do đó, rau sam thường xuyên được sử dụng để chữa bệnh đường ruột.
Trị mụn nhọt
Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Trong phương pháp này, rau sam có tác dụng sát trùng vì có kháng sinh tự nhiên, lại có tác dụng tiêu thũng nên làm giảm sưng đau. Tuy vậy, công dụng của rau sam chỉ có tác dụng với các mụn nhọt nông, không hoặc ít có tác dụng với các mụn nhọt sâu (viêm nang lông sâu, nhiễm trùng da kiểu đinh bối, hậu bối). Không dùng phương pháp đắp này với phần mắt và quanh mắt, phần quanh bộ phận sinh dục.
Trị trướng bụng
300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.
Trị tiểu rát, tiểu má
300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
Vai trò của rau sam trong trường hợp này là sát trùng đường niệu để chống viêm nhiễm, có tác dụng tiêu thũng nên làm lợi tiểu để thải bỏ chất cặn bẩn ra khỏi thận. Trong trường hợp tiểu máu do sỏi thận, dùng vị rau sam sẽ rất thích hợp. Lý do đó là vì vi khuẩn E.coli rất nhạy cảm với rau sam. Chỉ cần nước ép rau sam chừng 10% (10g nước cốt rau sam + 90ml nước) thì đã thấy hiệu ứng với trực khuẩn E.coli. Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm đường tiết niệu. Nên phương cách này rất tốt để chữa tiểu máu, tiểu đau, tiểu rắt.
Tác dụng chống lão hóa
Tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng – Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã cho thấy: 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả đó cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung
Rau sam có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng. Tuy nhiên, rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.
Tác dụng diệt giun sán
Khi bạn bị chứng sán xơ mít, cách tốt nhất là dùng rau sam tươi sắc lấy nước đặc. Sau đó hòa nước sam với một ít giấm và muối để uống. Thời gian uống công hiệu nhất là vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn uống gì. Uống như vậy vài ngày liền sẽ có tác dụng tẩy sán rất tốt. Còn đối với bệnh giun kim, mỗi ngày nên dùng 50-100g rau sam tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt uống, chừng 5-7 ngày sẽ kết quả. Lưu ý không dùng rau sam chữa khi đang bị tiêu chảy.
Chữa sỏi thận và các bệnh đường tiểu
Cho một nắm lá sam tươi hoặc khô vào ấm, rồi ủ trong nước sôi trong vòng 5 phút là ta đã có một ấm trà sam. Uống trà sam nóng thường xuyên giúp thông tiểu và lợi tiểu. Nếu bị sỏi thận, bạn hãy uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài. Bạn đừng sợ khi nước tiểu có màu như nước trà, và đặc như máu vì đó chính là dấu hiệu chứng tỏ các chất độc trong cơ thể bạn đang được bài tiết ra ngoài đấy!
Còn khi bị viêm cầu thận, viêm bàng quang,… thì bạn nên ngâm 100g rau sam vào nước nóng trong vòng một đêm. Sau đó đun sôi, đổ vào chậu tắm hay bồn tắm. Ngâm mình trong bồn nước sam ấm từ 10 đến 20 phút cho tới khi vã mồ hôi, chắc chắn bạn sẽ khoẻ khoắn lên bộn phần.
Chữa bệnh nan y
Đối với các bệnh khó chữa như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận,… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Bởi trong rau sam chứa từ 3 – 16% axit silic, và các chất hàm chứa trong rau sam có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh nan y.
Thực tế đã chứng minh rau sam có tác dụng loại bỏ những mầm mống gây bệnh này và giúp loại bỏ các bộ phận bị hoại thư. Bên cạnh cách uống nước rau sam còn có thể áp dụng cách chườm rau sam nóng như đã trình bày ở trên.
Một số món ăn chữa bệnh có rau sam
+ Cháo rau sam: Rau sam tươi 100g – 200g, gạo tẻ 100g; cho thêm nước nấu cháo ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp mạn tính và các trường hợp viêm ruột, lỵ xuất huyết.
+ Rau sam xào: Rau sam 250g, chiên với dầu thực vật, thêm chút muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.
+ Nước ép rau sam: Rau sam 1 bó. Giã vắt ép lấy nước khoảng 30ml, thêm nước lạnh (nước sôi để nguội) 100ml và đường trắng khuấy đều cho uống, ngày làm 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.
+ Nước ép rau sam hòa mật: Nước ép rau sam 60 – 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu giắt buốt.
Lưu ý:
Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.