Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.
ThS. Nguyễn Trung Dũng, Khoa Cơ Xương Khớp – bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng phải phẫu thuật do điều trị bong gân sai cách.
Mật gấu, rượu gấc… càng gây chảy máu
Theo ThS Dũng, bong gân là cách gọi dân gian của tình trạng tổn thương dây chằng ở các khớp. Các vị trí dây chằng bị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay… với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ chỉ là tổn thương một vài bó sợi hay giãn dây chằng mà không làm đứt dây chằng; nặng hơn, dây chằng có thể bị đứt một phần, phần còn lại vẫn còn nguyên nhưng cũng đủ để làm lỏng lẻo khớp nếu không điều trị đúng. Và nặng nhất là tình trạng đứt hoàn toàn dây chằng làm khớp lỏng lẻo.
Khi bị bong gân, người bệnh thấy vùng bong gân sưng và tím bầm. Đó là do có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Và người dân thì quan niệm, đắp lá nóng, xoa mật gấu, xoa rượu hạt gấc sẽ… tan được máu tụ và bệnh sẽ khỏi.
Nhưng việc dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương là sai lầm nghiêm trọng vì dùng các chất nóng tác động tại chỗ không thể làm cho tan máu mà còn gây chảy máu mạnh hơn. Do đó, dùng mật gấu và các chất nóng có thể khiến máu tụ nhiều gây hoại tử, thậm chí gây teo cơ, cứng khớp sau này.
Nhiều trường hợp, bệnh nhân vận động, không cố định dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được, phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng mới vận động được.
BS Dũng khuyến cáo, khi bị bong gân, quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối.
Còn với cách chữa dân gian, lương y Vũ Quốc Trung, Giám đốc TT Y tế tư nhân Sơn Hà cũng khẳng định, khi bị bong gân không xoa bóp rượu mật gấu, chất bôi nóng mà có thể dùng lá si, lá náng, lá cúc tần, ngải cứu… tất cả giã nhuyễn rồi đổ thêm chút dấm đun tới sôi, để nguội đắp cố định vào chỗ bong gân, ngày thay 1 lần.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn. Còn đối với trường hợp bong gân nặng, làm dây chằng đứt hoàn toàn, bong khớp,… thì phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để được chăm sóc tốt nhất.
Tóm lại tuyệt đối kiêng kỵ các phương pháp xử lý sau:
+ Bôi dầu nóng.
+ Xoa mật gấu.
+ Dán salonpas.
+ Xoa rượu thuốc.
+ Đắp lá.
+ Cử động vùng sưng đau…
Nghiêm cấm bôi mật gấu, rượu, dán salonpas khi bị bong gân
Phương pháp xử lý khi bị bong gân (treatment):
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vùng bị thương cần:
+ Tạm ngưng mọi hoạt động.
+ Hạn chế và không được di chuyển.
+ Sử dụng nước đá để giữa hai lớp khăn và chườm nơi bị bong gân từ 2 đến 3 lần trong ngày.
+ Nằm nên gác chân lên cao hơn khoảng 10 cm so với tim, để cho máu lưu thông dễ dàng hơn và đồng thời giúp tan máu bầm.
Chườm đá giúp bạn rất nhiều
+ Nên Sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị thương.
+ Xoa bóp vùng đau do bong gân với dầu ngâm tỏi và quấn băng mềm.
+ Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển nên dùng nạng
Bổ sung kẽm, silicium, đồng trong vòng 2 – 3 tuần
+ Bổ sung kẽm, silicium và đồng bằng các loại
thực phẩm: gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, mực ống, rong biển, ngũ cốc, hành, tỏi.
+ Dùng nước hầm xương bò với rau củ, 2 lần mỗi ngày, trong khoảng một tuần.
Khi bị bong gân cần: Chườm đá, sử dụng băng thun, hạn chế vận động
Sử dụng thuốc
+ Dùng thuốc giảm đau.
+ Thuốc chống phù nề, kháng viêm
Lưu ý: khi dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ.
Sử dụng các thuốc điều trị bong gân (trật sơ mi) như thế nào?
Ngoài việc dùng băng chun ép, đắp bột để bất động, người bệnh cần dùng các thuốc sau:
– Thuốc giảm đau, dòng pharatamol
– Thuốc giảm phù nề, viêm như alphachoay.
– Thuốc tan máu bầm
Trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn Kết hợp với ăn uốn đầy đủ chất dinh dưỡng và nên uống vitamin C, calci max để quá trình phục hồi nhanh hơn.
Theo các bác sĩ có kinh nghiệm: Ngoài các phương pháp trên có thể áp dụng một số phương thuôc nhân gian nhưng tốt nhất nên bó bột và hạn chế vận động.