Tía tô là một loại rau thơm có trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như bún chả, chuối nấu ốc, cà tím xào….Ngoài ra theo y học cổ truyền tía tô là một trong những vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết hết công dụng của chúng. Tía tô được dùng để giải cảm, khỏi sốt….cực hiệu quả. Ngoài ra tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm thì chúng sẽ bay hết. Dầu được ép từ các hạt tía tô có thể làm dầu ăn và làm thuốc để sử dụng.
Công dụng và cách trị bệnh của lá tía tô
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao.
Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo.
Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.
Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành – tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.
Các bài thuốc từ tía tô:
– Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
– Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
– Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
– Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
– Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
– Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao.
Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh của lá tía tô:
Cháo tía tô là món ăn giải cảm rất tốt
Chữa cảm lạnh
Bạn có thể lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm. Ngoài ra bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Chữa ăn phải cua độc
Nếu trường hợp bạn ăn phải cua độc bạn sẽ có thể bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Bạn hãy lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Chữa đau bụng, đầy chướng
Nếu bạn bị đau bụng bạn có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất.
Chữa ho, tức thở
Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Làm đẹp từ lá tía tô
Lá tía tô không chỉ là nguyên liệu, phục vụ bữa ăn của người Việt mà còn là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe gia đình. Không những thế, lá tía tô còn là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng.
Lá tía tô có tác dụng trị bệnh hiệu quả
Theo tin tức từ báo Thanh niên, tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là ‘cây tím làm hồi sinh’ và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu không chỉ trong bữa cơm mà còn là vị thuốc tốt đối với sức khỏe gia đình. Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và the mát sát khuẩn.
Tinh dầu từ lá tía tô có thể được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó.
Sức khỏe gia đình được đảm bảo nhờ lá tía tô Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn.
Tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụng chung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Không những thế, theo như các nghiên cứu khoa học, lá khôi tía là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Bởi trong lá khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và gũảm sự gia tăng axit dạ dày.
Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Tác dụng làm đẹp bất ngờ từ lá tía tô
Pha trà bằng cách dùng lá tía tô có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp làn da trắng sáng tự nhiên. Trà tía tô có thể uống mỗi ngày, có thể dùng để rửa mặt hay gội đầu với những người tóc và da bị khô, có thể súc miệng để làm sạch và có hơi thở thơm tho.
Nếu uống trà tía tô thường xuyên cũng sẽ là một cách giảm béo rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá tía tô, sau đó phơi khô dưới nắng to rồi pha trà uống như trà bình thường.
Tía tô không chỉ tốt cho sức khỏe gia đình mà còn có tác dụng trong việc làm đẹp Bên cạnh đó, tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong.
Vì vậy chỉ cần lấy lá và thân tía tô tươi rửa sạch và đun sôi, sau đó pha loãng với nước lạnh rồi tắm mỗi tuần từ 4 – 5 lần thì các bạn nữ sẽ có làn da như mong muốn
(Blogsudo Tổng Hợp)