1. Hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy. Trĩ nội thời kỳ giữa và thời kì cuối, do cơ vòng hậu môn bị giãn, các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài, kích thích đại tràng tiết ra lượng dịch nhầy lớn, dịch nhầy sẽ chảy ra ngoài qua hậu môn làm hậu môn ẩm ướt, gây viêm hậu môn và thấy ngứa ngáy khó chịu.
2. Do lo sợ bị đại tiện ra máu nên không dám đi đại tiện, nhịn đi đại tiện dẫn tới táo bón.
3. Thường xuyên ra máu trong thời gian dài có thể dẫn tới thiếu máu.
4. Trĩ nội nếu bị nghẹt sẽ gây đau dữ dội, khi bị nhiễm trùng thường bị sốt…
Các triệu chứng thời kỳ đầu:
1. Đại tiện ra máu: Không đau, khi đi đại tiện thấy có kèm theo ít máu, máu chảy thành từng giọt hay từng tia là triệu chứng thường gặp thời kỳ đầu của trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
2. Đau buốt: Thời kỳ đầu của bệnh trĩ nội thường không đau buốt, có lúc chỉ cảm thấy căng tức hậu môn hoặc đi đại tiện khó khăn. Khi trĩ nội có sự tụ máu hoặc bị nghẹt thì mới thấy đau.
3. Ngứa: Do kích thích của các búi trĩ sa xuống hay dịch tiết ra, làm cho hậu môn ẩm ướt không sạch sẽ, gây Eczema và ngứa.
4. Thời kỳ phát bệnh: Trong thời kỳ đầu có những triệu chứng không rõ ràng, không đau, nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy… sẽ bị nặng thêm. Trong thời kỳ này có các dấu hiệu như: sưng tấy, lồi ra ngoài, nóng rát, đau…
Nguyên nhân gây trĩ nội:
Trĩ nội và kết cấu giải phẫu hậu môn: Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút
trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên hay tăng sinh dẫn tới mắc trĩ.
Trĩ nội và thói quen đi vệ sinh: Đi vệ sinh không đúng giờ, quá lâu dễ gây ra trĩ. Như người có thói quen thích xem
sách báo, hút thuốc khi đi vệ sinh hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, thường xuyên bị táo bón, đại tiện khó.
Trĩ nội và chế độ
ăn uống hàng ngày: Ăn những
đồ ăn cay nóng như: hồ tiêu, ớt, hành tươi, tỏi tươi, uống nhiều rượu, sẽ kích thích lên niêm mạc hậu môn, trực tràng, gây sung huyết dẫn tới mắc bệnh trĩ.
Nguyên nhân và nguy hại của trĩ ngoại
Trĩ ngoại là những búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc tụ máu mà thành. Sau đây các bác sĩ phòng khám Phú Cường xin đưa ra một số thông tin về bệnh trĩ ngoại và cách chữa bệnh để các bạn tham khảo.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại thường gặp ở người ngồi lâu không đứng dậy đi lại hay vận động, thường xuyên nhịn đại tiện dẫn đến táo bón kéo dài, thời kỳ mang thai và sau khi sinh ở phụ nữ cũng rất dễ mắc bệnh này.
Một số hình thái của bệnh trĩ ngoại như: Trĩ ngoại do tắc mạch máu, trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập, trĩ ngoại do viêm, trĩ ngoại do tổ chức kết đế.
Tác hại của bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ bị cọ sát nhiều hay bị viêm sẽ gây ra chảy máu, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu hoặc bị tắc hậu môn do các búi trĩ luôn ở bên ngoài. Đi đại tiện khó khăn. Có thể mắc các bệnh về gan, nứt kẽ hậu môn,…và các bệnh phụ khoa khác.
Các chuyên gia của phòng khám Phú Cường khuyên bạn nếu có biểu hiện của bệnh trĩ ngoại thì phải đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa điểu trị kịp thời. Chỉ có xác định chính xác loại bệnh trĩ thì mới đạt được kết quả điều trị nhanh nhất. Ngoài ra có rất nhiều bệnh nhân trĩ ngoại tự ý dùng thuốc, điều này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Phương pháp tốt nhất để điều trị trĩ ngoại là tiến hành làm phẫu thuật.
Lời khuyên cho các bạn bị trĩ: Không nên nhịn đi đại tiện, nên vận động, đi lại nhiều, không nên ngồi mãi một chỗ, không nên làm việc quá sức, không nên uống nhiều rượu bia, hay ăn các đồ ăn cay, nóng đẻ phòng tránh bệnh.