Tiến triển của bệnh quai bị và các bài thuốc điều trị tốt nhất

Quai bị dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.

Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ…

Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.

Nguyên nhân gây bệnh

Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác.

Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae.

Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng) có thể bị 2 lần.

benhquaibi5

Tiến triển bệnh quai bị 

Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng gây ra sưng các tuyến nước bọt. Đặc biệt là  bệnh quai bị ảnh hưởng tới các tuyến đằng trước mang tai, khiến cho má bé trông có vẻ phình ra.

Bé sẽ phát ra triệu chứng  bệnh quai bị từ hai đến bốn tuần sau khi bị lây nhiễm. Thản hoặc bệnh quai bị gây ra viêm tinh hòan tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp ở các bé trai trước tuổi dậy thì. 

Triệu chứng 

Ngày thứ 1 

Đau khi nhai hay đau ở mặt mà con bạn không thể định vị được.

Sốt

Ngày thứ 2 

Sưng và đau một bên mặt

Đau khi há miệng

Sốt

Đau cỏ họng và nuốt đau. Khô miệng

Ngày thứ 3 

Sưng mặt hơn, thường ở cả hai bên.

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 

Bột sưng dần dần và các triệu chứng khác khả quan hơn.

Ngày thứ 13 

Hết lây nhiễm.

Bạn có thể làm gì 

Bạn hãy nắn rất nhẹ nhàng các tuyến nước bọt của bé nếu bé kêu đau mặt hoặc nếu mặt bé có vẻ sưng.

Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ bé và cho bé uống Paracetamol nước để làm hạ nhiệt, nếu bé sốt.

Bạn hãy khuyến khích béuống nhiều đồ uống lạnh nhưng nên tránh những đồ uống có vị chua như nước ép trái cây, Hãy cho bé hút đồ uống bằng ống hút nếu cháu há miệgn đau. Bạn nên kiên nhẫn khi cho bé bú bởi lẽ bé có thể cảm thấy mút bị đau.

Nếu bé nuốt đau, bạn hãy cho cháu ăn những thức ăn lỏng hay sền sệt như kem hay xúp chẳng hạn.

Bạn hãy đổ đầy nước ấm một túi chườm nước nóng và bọc túi chườm bằng một cái khăn bông rồi cho bé nằm ấp má vào túi để cho dịu chỗ sưng. Bạn đừng có đặt túi chườm cho một em bé còn quá nhỏ để biết đẩy ra lỡ nó có nóng quá: thay vào đó, bạn hãy ủ nóng một cái khăn mềm bà đặp nhẹ khăn áp vào má.

Hãy kêu bác sĩ 

Nếu bé phát ra bất cứ dấu hiệu nào ở bài các dấu hiệu bệnh. Bạn hãy đi thăm bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu bạn nghĩ con mình bị bệnh quai bị và hãy đi thăm bác sĩ lại, nếu cháu phát ra chứng đau bụng nặng hay bị sưng đỏ một bên hòn dái.

Bác sĩ có thể làm gì? 

Bác sĩ sẽ xác nhận con bạn bị bệnh quai bị . Ngành y không có thuốc chữa bệnh quai bị , những bác sĩ sẽ chữa trị bất cứ biến chứng nào phát sinh.

Bài thuốc uống trị quai bị

Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Bài 3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Bài 4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

Bài 5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

Bài 6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.

Bài 9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.

Bài 11: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.

Bài 12: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.

Bài 13: Lấy 1 – 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.

Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.

Bài 15: lấy 50 – 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 – 3 lần.

Bài 16: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 – 5 lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.

Món ăn trị bệnh quai bị

1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *