Bạn đang tìm truyện cười đọc thư giãn đầu óc? Hãy đọc tiếp 20 câu chuyện cười ra nước mắt (từ truyện số 21 tới số 40) của bộ truyện cười hay mà mình giới thiệu dần trên Sudo Truyện nhé.
Truyện cười hay và hài hước nhất |
21. Anh hùng tương ngộ
22. Anh vô tâm
23. Dốt có chuôi
24. Dương phù, âm trợ
25. Ông thầy chữa mắt
26. Thầy đồ với thầy cúng
27. Nói khoác, gặp thời
28. Thằng bé ngu tối
29. Ăn nói khoan thai
30. Làm phúc, phải tội
31. Kém gì Lý Bạch
32. Phải mắng oan
33. thằng đầy tớ nỡm
34. Khóc chồng
35. Ông khách nói mát
36. Ông già thật thà
37. Vỏ quít dày, móng tay nhọn
38. thơ cóc
39. Được cả đơn liền kép
40. Anh chàng lẩn thẩn
21. Anh hùn. Tương ngộ
Có một anh rất làm biếng, không làm ăn gì cả. Đói cũng chẳng buồn đi ăn mày mà ăn; đến nằm ngửa ở dưới gốc cây sung, há mồm ra, đợi cho quả sung chín rơi vào mồm mà ăn. Nằm mãi cũng chẳng thấy quả nào rơi vào mồm cả. Bụng thì đói, nhưng mà lười, chẳng muốn thò tay nhặt những quả sung rơi ở bên cạnh mình.
Đến sau đói quá, thấy có một anh ở đâu lững thững đi qua đấy. Anh làm biếng ta mới gọi mà bảo rằng:
– Nhờ anh bỏ hộ quả sung vào mồm cho tôi.
Chẳng ngờ anh kia cũng là một phường lười: lại gần lấy chân quặp quả sung bỏ vào mồm cho anh nọ, chứ cũng chẳng buồn cúi xuống.
Anh lười nọ thấy thế, tức mình, mới chửi rằng:
– Đ… mẹ cái đồ làm biếng ở đâu ấy ạ!
22. Anh vô tâm
Có một anh tính hay quên, chẳng làm ăn gì được cả. Vợ nó mới bảo rằng:
– Bây giờ không có lẽ lại cứ ngồi đó mà ăn không được. Phải tìm nghề nghiệp gì làm ăn, chẳng có thì đi lên rừng đẵn củi về để thổi, cũng đỡ khỏi mất tiền mua. Chứ ai lại ở dưng thế vậy?
Anh ta nghe lời vợ, vác dao vào rừng kiếm củi. Lúc đi, vợ nó dặn rằng:
– Tính hay quên thì phải giữ gìn cẩn thận con dao, đừng có bỏ mất!
Đi đường, anh chàng ta mót đại tiện, xuống ruộng, cắm con dao ở bên cạnh mình, rồi ngồi ỉa. Nhưng mà có cái nón đeo ở sau lưng, lại quên không bỏ ra, cho nên ỉa cả vào nón.
Xong rồi, đứng dậy, trông thấy con dao; quên mất là dao của mình, tưởng là dao của ai bỏ quên;
mừng lắm, reo lên rằng:
– A! a! a! đ… mẹ đứa nào bỏ quên con dao, ông bắt được!
Nhảy nhót thế nào đụng phải nón đeo ở sau lưng; ngoảnh cổ lại nhìn, thì thấy nón đầy những cứt;
giận lắm, chửi rằng:
– Đ… mẹ đứa nào ỉa cả vào nón ông!
23. Dốt có chuôi
Một bác thầy cúng đến cúng cho nhà chủ tên là Nguyễn văn Tròn. thầy cúng dốt, không biết viết chữ
“Tròn” thế nào, vòng khuyên một cái “O”.
Có người nghịch, lấy bút sổ một nét, thành ra “O”.
Đến khi thầy cúng đọc sớ, trông thấy như cái gáo, cứ Nguyễn văn Gáo mà đọc mãi. Chủ nhà bảo:
– Không phải, tên tôi là Nguyễn văn Tròn kia mà! thầy cúng ngượng, gắt rằng:
– Đứa thổ tả nào mới tra cái chuôi vào đây thế này?
24 . Dương phù, âm trợ
Có một anh, yếu như sên, nhát như cấy, đi thi cử võ, không đỗ. Đến sau nhờ có thần thế, lo chạy, được bổ làm chức Phó Lãnh binh. Khi đi đánh giặc, mới trông thấy hơi bóng giặc, đã cắm đầu, ù té chạy. Giặc đuổi theo, anh ta sợ run, cuống cẳng, chạy không được. Sắp sửa bị quân giặc bắt, bỗng tự nhiên nghe có tiếng bảo rằng: “Có ta giúp đây, đừng sợ!” Anh ta ngoảnh cổ lại nhìn, thì không thấy giặc đâu nữa, mà cũng chẳng thấy ai cả; mới chắp tay, vái rằng:
– Không biết ông thần nào anh linh, cứu tôi khỏi chết vậy? Tiếng văng vẳng nói rằng:
– Ta là thần Bia đây!
– Vậy chứ tôi có công đức gì cảm động đến ngài, mà Ngài cứu tôi? – Ta cứu nhà ngươi là vì rằng: kỳ thi võ mới rồi, nhiều người bắn ta khổ lắm; duy chỉ có một mình nhà ngươi là không nỡ bắn trúng ta thôi, cứ bắn ra ngoài xa cả. Bởi thế cho nên bây giờ ta trả ơn nhà ngươi đấy.
25. Ông thầy chữa mắt
Có một chị con gái cấm cung, đến thì mà chửa có chồng. Một hôm, ngồi buồn, tẩn mẩn, lấy quả chuối nhét vào lỗ hỏm. Chẳng may quả chuối gãy đôi, một nửa mắc ngẵng ở trong, không lấy ra được, bí tiểu tiện! Mấy hôm chẳng dám ăn uống gì cả. Lo sợ quá, không biết làm sao được, mới nhỏ to nói thật sự tình với vú già rằng:
– Bây giờ tôi đã trót lỡ như thế, thì vú xem ai có cách gì chữa được, tìm hộ tôi.
– Có phải vậy, để tôi đi ra phố xem.
– Ừ, vú cố giúp tôi. Vú già vâng lời ra đi.
Nguyên ở cách đấy mấy phố, có một ông thầy chữa mắt giỏi lắm, xưa nay đã có tiếng; trước cửa thường treo cái biển vẽ một con mắt. Chẳng may hôm ấy thằng người nhà đem biển treo ngược, hóa ra con mắt dọc.
Vú già kia đi đến đấy, trông thấy biển, chắc rằng nhà ông thầy mình đi tìm đấy rồi; mừng lắm, mới vào thưa rằng:
– Thưa thầy, cô tôi đau mấy hôm nay, không ăn không uống gì được. Cho tôi lại đón thầy, mời thầy đến chữa hộ.
Nói đau thôi, chứ cũng không có nói đau ở đâu, bởi vì bụng nghĩ rằng nói thế ông thầy tự khắc hiểu;
mà ông thầy cũng tưởng cô nó đau mắt, cho nên mới hỏi rằng:
– Cha, chả! đau đến nỗi không ăn không uống được kia à? thế thì nặng lắm! Có khi phải đánh mới xong! Vú cứ về trước đi, để tôi sắp đồ sắp thuốc, rồi tôi lại ngay.
Vú già về nói cho cô mừng. Một nhát, ông thầy đến. Cô ả thẹn, nằm ở trong buồng, đóng kín mít cửa;
tối om. Lúc ông thầy vào, thấy tối, lại khen:
– Ừ được, kín thế này thì đỡ nắng, đỡ gió, và cũng không chói… Nào, đau thế nào cho tôi xem! Cô ả giạng háng ra. Ông thầy lấy tay sờ, rồi kêu lên rằng:
– Chết chửa! Đau từ bao giờ mà sưng húp lên thế này?… Sao lại không cho gọi tôi trước, để đến bây giờ mộng thịt lồi lên như thế này, mới cho gọi tôi?… Giả thử để chậm một hôm nữa thì có trời chữa! Vội vàng lấy gừng muối, thè lưỡi đánh mộng; thấy thối, lại kêu:
– Trời ơi! thế nào mà để thối ra rồi mới cho gọi người ta?
Cô ả gây gây buồn buồn, nhịn không được, bật cười mạnh quá, băng cả chuối và vãi cả đái ra.
Ông thầy thấy thế, tưởng rằng đánh mạnh quá, nổ con ngươi, vỡ nước ra; sợ lắm, ù té chạy mất. Hốt hơ, hốt hoảng về nhà bảo đầy tớ cất ngay biển đi, kẻo nó đến nó bắt đền thì chết. Ai hỏi xin thuốc cũng chối, không bán và không chữa cho ai nữa.
Cách ba hôm sau, cô ả cho vú già mang buồng cau lại tạ thầy.
Vú già đem cau đến, ông thầy tưởng nó đến bắt đền, vội vàng chối rằng:
– Không, nhà tôi có chữa chạy gì cho ai đâu?
– Thưa thầy, thầy quên. thầy mới lại chữa cho cô tôi hôm nọ, bây giờ cô tôi khỏi cả rồi, sai tôi đem cau lại tạ thầy đây mà!
Ông thầy bấy giờ mới chắc là nó đã khỏi thật; hỏi rằng:
– Thế à? Khỏi cả rồi à?…
– Vâng, cô tôi khỏi cả, như cũ rồi.
– Khỏi cả, như cũ rồi à?…
– Vâng, cô tôi đã đi đái được rồi… Ông thầy giật mình:
– Sao lại đi đái?
– Phải, trước bí, không đi được, bây giờ nhờ thầy chữa khỏi, cô tôi… Ông thầy giẫy nẫy người ra, mới nghĩ rằng:
– Thôi chết, l… rồi!!!
Vội vàng khạc nhổ, gọi lấy nước súc miệng váng cả nhà lên.
26. thầy đồ với thầy cúng
Xưa có một người đàn bà góa, chồng mới chết, đến tháng bảy, đốt mã cho chồng; đón thầy cúng đến nhà để cúng và mời cả thầy đồ dạy học con lại chơi.
Phải anh thầy cúng dốt; thấy ông đồ ở đấy, thì sợ rằng cúng sai, ông ấy bẻ, cho nên cứ chàng màng,
giở hết khoa nọ, kinh kia; lần lữa mãi đến tối mịt mới vào cúng, hóa ra cỗ bàn thiu cả.
Nguyên ở trong sách cùng, vẫn hay đề trống “Tín chủ Mỗ… “ Chữ “Mỗ” viết đơn, anh thầy cúng trông như cái thẹo. Đến lúc cúng cứ “Tín chủ Nguyễn thị thẹo” mà đọc.
Ông thầy biết vậy, nhưng mà cũng không nói gì suốt cả.
Cúng vái, ăn cỗ xong, thì đã khuya rồi; ông đồ và thầy cúng không về được phải ngủ ở đấy. Hai thầy nằm ở nhà ngoài; còn mẹ con nhà chủ vào buồng đóng chặt cửa lại. thầy đồ xơi phải cỗ thiu, đêm đến đau bụng, mót ỉa cuống cả lên. Nhưng mà nhà đàn bà hóa, cửa ngõ chận kỹ, lại có chó dữ. thầy đồ ta mót quá, không thể nào nhịn được, phải tính liều: “Không có lẽ mình lại bậy ra ở đây được! Sáng dậy nó biết, thì làm thế nào? Chi bằng tương vào đít thằng thầy cúng, rồi mặc kệ nó!” Mới lại sờ đít anh kia. Chẳng may lại sờ phải mồm nó; thấy râu ria xồm xoàm, chắc là chỗ nọ, vội vàng chụt quần ỉa phứa ngay vào. Cứt thì cứt tháo dạ, toé vung đầy cả mặt anh thầy cúng. Anh ta vùng trở dậy, mồm miệng măt mũi be bét những cứt thối hoăng; giận quá, chu lên, rằng:
– Đ… mẹ đứa nào ỉa cả vào mồm ông thế này?
Thầy đồ nghĩ bụng rằng: “Chỉ có mình với nó ở đây thôi. Dẫu mình chối cũng không được! Mà chẵng có lẽ mình lại cứ im! thôi thì ông cũng liều với mày!” Mới lên tiếng rằng:
– Ông ỉa đấy!
– Làm sao mày lại ỉa vào mồm ông?
– Sao ban tối mầy dám đọc tên mẹ học trò ông là Nguyễn thị thẹo? Bây giờ ông ỉa vào mồm mầy đấy, để từ rày cho mày chừa!
27. Nói khoác, gặp thời
Có một anh nghèo xác xơ ở cạnh nhà ông Trưởng giả. Ông ấy không có con trai chỉ có ba người con gái thôi. Hai con gái lớn đã gả chồng nhà giàu rồi; người con gái út chưa lấy ai cả, còn kén. Anh nghèo ta ngấp nghé, nhưng mà nhà thì trên không gianh, dưới không phên, ai thèm gả cho? Mới lập mưu, họa may được chăng: Nhà hắn có mấy bụi tre,ngày ngày cứ ra đẵn về, chẻ lạt tết chuỗi, đem phơi đầy sân. Tối lấy vào đun; đến mai lại thế. Khi bấy giờ, mùa màng xong rồi, ông Trưởng giả rỗi việc, thường hay sang chơi nhà nó. Bận nào cũng thấy nó ngồi chẻ lạt tết chuỗi; trong bụng nghĩ rằng: “Hẳn thằng này có nhiều tiền!” Một hôm, mới nói chuyện với bà:
– Này bà mầy ạ, cái thằng ở bên cạnh nhà, ai ngờ mà nó lại có!
– Sao ông biết?
– Bận nào tôi sang, cũng thấy nó chẻ lạt tết chuỗi. Tất thị nó có nhiều tiền.
– Nếu thế thì nó giấu ở đâu?
– Thử để dò xem sao. Nếu thật nó có của, mà kín đáo như thế, ta còn con bé út, nên gọi gả quách cho nó.
– Được thế thì còn gì hơn!
Hai ông bà bàn nhau như vậy. Từ đấy ông trưởng giả cứ ngày ngày sang chơi nói chuyện với anh nhà nghèo, để dò ý tứ. Một hôm, anh ta nói rằng:
– Thưa ông, bên nhà có cái thuyền thúng độ này cũng bỏ không. Ông cho con mượn một tối, đến sáng con xin trả.
– Ừ, đấy, lúc nào anh cần đến, cứ sang mà lấy.
Tối hôm đó, anh chàng ta sang mượn thuyền chở đi vơ vẩn mãi đến tang tảng sáng mới chở về. Trước khi đem trả, anh ta lấy mấy cái chuỗi và mười đồng tiền bỏ rải rác ở trong lòng thuyền. Người nhà ông trưởng giả thấy thế, nói chuyện lại. Ông mới bảo bà rằng:
– Thôi thật chắc rồi!
Lập tức gọi ngay anh ta sang mà gả con cho.
Cưới xin xong rồi, anh nghèo từ đấy thôi không chẻ lạt nữa. Còn chị vợ thì đinh ninh chắc là chồng mình có của, cho nên cũng không nói gì đến chuyện ấy.
Ăn ở với nhau được ít lâu, thì ông trưởng giả mất. Làm ma chay linh đình. Hai chàng rể lớn ganh
nhau trạm nọ cỗ kia.
Vợ anh nghèo, mãi không thấy chồng mình nói gì đến, mới bảo rằng:
– Các anh ấy phúng viếng sang trọng như thế, không có lẽ mình lại chẳng có gì cả hay sao! Anh chồng túng thế, lấy cái thuổng ném ra bụi tre, mà bảo rằng:
– Của đấy ra đào lấy mà phúng. Nói xong cút thẳng.
Vợ mừng lắm, vội vàng ra đào hì hụi. Ai ngờ đào được vô số của!
Nhưng mà ngặt ngày, không kịp mua trâu bò, trồng ngay cỗ tiền. Tiếng đồn lừng khắp cả làng, ai ai cũng nói rằng cỗ người rễ út to nhất cả.
Đến tai anh ta, lấy làm lạ, lẻn về xóm dò la; thấy quả nhiên như thế, mới về thẳng. Vợ chạy ra, hỏi:
– Sao công việc như thế, mà bỏ đi đâu mấy hôm nay? Anh ta mới làm bộ nói rằng:
– Tao định đi mua voi về để tế ông, chứ đi đâu!
28.Thằng bé ngu tối
Có một thằng bé ngu tối quá. Mẹ nó đem gửi ở nhà ông thầy học. Ông thầy dạy nó câu gì, nó cũng không nhớ; bảo nó cái gì nó cũng quên. Dạy mãi nó mới biết được “cái ống nhổ”, “cái hỏa lò” và “cái cấp thiêu” mà thôi! Còn ngoại giả chẳng biết một tí gì nữa.
Một hôm, có ông Đề là bạn ông thầy học, đến chơi; nó cũng không chào. Ông thầy mới mắng:
– Cụ Đề là bạn với tao, cũng như tao. Sao cụ ấy đến chơi mà mầy không chào? thế là vô phép! Hễ bận sau mầy thấy cụ ấy thì mầy phải chắp tay lại mà chào: “Lạy Cụ Đề ạ!” nhé! thằng bé vâng.
Từ đấy hễ nó thấy ông Đề đến, thì nó chắp tay hai tay lại, chào: “Lạy Cụ Đề ạ!” Bận nào cũng thế.
Một hôm, nó về chơi nhà, Mẹ muốn thử xem con học hành tấn tới thế nào, mới đi lấy cái điếu ra hỏi con rằng:
– Cái này là cái gì? thằng bé nói:
– Cái ống nhổ.
Mẹ nó chán quá, lại lấy cái ấm bình tích, hỏi nó:
– Cái này là cái gì?
– Cái hỏa lò.
Giận lắm, lấy cái cơi trầu, hỏi nó:
– Cái này là cái gì?
– Cái cấp thiêu.
Mẹ nó điên ruột, tốc ngược váy lên, hỏi gắt rằng:
– Thế thì cái này là cái gì?
Thằng bé chắp hai tay lại, mà chào rằng:
– Lạy Cụ Đề ạ!
29. Ăn nói khoan thai
Ngày xưa có một người nuôi phải thằng đầy tớ tính hay láu táu, chưa đặt đít đã đặt mồm; bạ đâu nói đấy, chẳng ra đầu đuôi làm sao cả.
Một hôm thầy mắng tớ rằng:
– Từ rày không được ăn nói hấp tấp như thế nữa. Nói câu gì phải cho có đầu có đuôi, chứ không được nói nhăng nói nhít.
Một nhát, người chủ ngồi ăn thuốc lá, tàn thuốc rơi vào áo nhiễu. thằng đầy tớ trông thấy mới ra đứng khoanh tay, nói thong thả rằng:
– Thưa thầy… trứng con ngài… đem ủ… nở ra… con tằm… Con tằm… kéo kén… Kén… ươm tơ… Tơ đem ra… kẻ chợ… bán… Người ta… mua về… bán lại cho… chú Khách… Chú Khách… đóng hòm… chở về Tầu… Bên Tầu… mới đem… dệt thành nhiễu… thành nhiễu rồi… đóng hòm… lại chở… sang bên… An Nam… Cửa hàng ta… buôn về… bán lại… thầy mới đi mua… đem về nhà… gọi… thợ may đến… cắt áo… khâu xong… thầy mặc… thầy ngồi… ăn… thuốc lá… tàn thuốc… rơi… cháy kia kià!
Anh chủ vội vàng trông xuống, thì áo đã cháy mất một mảng to. Giận quá, mắng thằng ấy rằng:
– Sao mầy không bảo ngay, mà mầy nói lôi thôi thế? Nó thưa rằng:
– Vừa ban nãy, thầy mới dặn con phải ăn nói cho có đầu có đuôi!…
30. Làm phúc, phả. Tội
Ngày xưa có một ông sư và một con đĩ chết xuống Âm phủ. Vua Diêm vương đem ra tra hỏi. Hễ ai không có tội thì tha, mà lại cho hóa kiếp lên làm người; ai có tội thì bắt bỏ ngục, hay là bắt đầu thai súc vật.
Hỏi con đĩ, thì nó tâu rằng:
– Khi tôi còn sống, tôi chỉ làm cho người ta sướng. Ai buồn bực điều gì, đến tôi thì vui vẻ. Hỏi ông sư, ông sư tâu rằng:
– Khi tôi còn sống, tôi chỉ cứu dân độ thế. Hễ ai ốm đau, thì tôi tụng niện cầu nguyện cho khỏi chết. Vua Diêm vương phán rằng:
– Thằng này là của không vừa: Mầy chỉ ăn không nói có, dối trên lừa dưới. Ai đến số chết thì ta sai bắt. thế thì không những là mầy dám cưỡng mệnh ta mà mầy lại dối người rằng mầy cứu được. Quỷ sứ đâu! Đem giam thằng này vào ngục, đợi rồi sau bắt làm kiếp chó. Còn con kia chỉ làm cho người ta sướng, quên cả buồn rầu, xét ra là không có tội, thì ta lại cho lên làm kiếp người.
Ông sư tức quá, phàn nàn rằng: “Mình đi tu thì phải tội, mà con đĩ thì lại được phúc. thế thì còn muốn đi tu làm gĩ nữa?”
Đến lúc quỷ sứ xiềng xích lôi kéo ông sư ra; đi qua trước mặt con đĩ, ông sư mới dặn với lại rằng:
– Chị có về trên ấy, tôi nhắn một câu này: “Đ… mẹ đứa nào từ rày còn đi tu nữa!”
31. Kém gì Lý Bạch
Có một ông Quan Võ tính hay thích làm thơ Nôm. Ở bên cạnh, có một bác chỉ khéo hót ăn. Ông Quan Võ làm được bài thơ nào, thường gọi nó sang, đọc cho nó nghe. Nó tán tụng, khen hay, thì lại cho nó ăn.
Một hôm ông ấy cho gọi nó sang chơi đánh chén. Lúc ngồi ăn, ông ta nói rằng:
– Tôi mới dựng một cái chuồng chim bồ câu ở sau vườn. Nhân nghĩ được một bài thơ tứ tuyệt. Tôi thử đọc bác nghe xem có được hay không:
– Dạ, xin ngài cứ đọc.
Ông Quan Võ gật gù, đọc rằng:
Bốn cọc chênh vênh đứng giữa trời; Khi thì bay bổng, lúc bay khơi,
Ngày sau hắn đẻ ra con cháu.
Nướng chả băm viên, đánh chén chơi.
Bác kia nức nở khen rằng:
– Hay lắm! Xin Ngài đọc lại từng câu một cho con nghe.
– Bốn cọc chênh vênh đứng giữa trời…
– Hay! Con nghiệm câu này thì có lẽ Ngài làm đến Tứ trụ!…
– Khi thì bay bổng, lúc bay khơi…
– Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu!…
– Ngày sau hắn đẻ ra con cháu…
– Con cháu Ngài còn vô số! Đa lộc, lại đa đinh!…
– Nướng chả băm viên, đánh chén chơi!
– Hay quá! Cảnh Ngài về sau tha hồ nhàn, tha hồ phong lưu phú quý!
Ông Quan Võ lỗ mũi nở bằng cái thúng.
Rung đùi, vuốt râu; lấy làm đắc chí. Rót rượu mời anh kia; rồi nói rằng:
– Thơ tôi lắm câu cũng tự nhiên. Bây giờ nhân cuộc vui, tôi thử làm chơi một bài tức cảnh, xem thế nào, nhé!
– Bẩm vâng.
Ông Quan Võ mới nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn thơ chó, rằng:
Chẳng phải voi, mà chẳng phải trâu, Ấy là con chó cắn gâu gâu!
Khi nằm với vợ thì phải đứng;
Cả đời không ăn một miếng giầu!
Anh kia gật đầu khen hay. Hai người rót rượu mời nhau uống. Rồi anh ta xin họa theo một bài. Ông kia ưng. Anh nọ ngồi nghĩ một nhát, đọc lên rằng:
Quanh quanh đường đít lại đường đầu, Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu!
Ăn hết của thơm cùng của thối,
Trăm năm chẳng được chén chè tầu!
32. Phải mắng oan
Hai vợ chồng trẻ, đương độ thanh xuân. Một đêm, gió mát trăng trong, chồng hỏi nhỏ vợ rằng:
– Những lúc đấy muốn thì làm thế nào cho đây biết được?
– Hễ lúc nào đỏ mặt lên là chính lúc ấy đương.. Anh chồng biết vậy.
Đến hôm giỗ bố, vợ phải chui đầu vào bếp, hì hục làm cỗ cả ngày, hóa ra mặt đỏ như quả gấc chín. Khi cỗ làm xong, đệ lên giường thờ cúng; chồng đương khúm núm qùy khấn ở trước bàn, bỗng đâu vợ lù lù ra.
Chồng nhìn thấy mặt vợ đỏ gay, tức quá; tái mét mặt lại, đứng ngay phắt dậy, mắng rằng: “Sao mầy hư thế? Hôm nay là ngày giỗ bố tao, mà mầy cũng không biết nể! Mầy lại nhè giữa lúc tao đương khấn vái, mà mầy… đỏ mặt mầy lên! Đồ quạ mổ ở đâu đấy a!”
33. Thằng đầy tớ nỡm
Ngày xưa có một bà Huyện đến chơi nhà chị em bạn; có thằng đầy tớ đi theo hầu. Đương ngồi nói chuyện, đông đủ cả mọi người, bà Huyện ta tự nhiên vãi ngay ra một cái rắm.
Thằng đầy tớ đứng hầu ở sau lưng, thấy bà mình đánh rắm, phì cười ra. Nhưng mà lúc bấy giờ các bà
ngồi chơi đấy thì đông, mà đầy tớ đứng hầu chung quanh cũng nhiều, cho nên lộn xộn, không biết rõ là rắm ai.
Tuy vậy, bà Huyện cũng ngượng, bẽn lẽn cáo lui ra về; trong bụng căm thằng đầy tớ quá. Muốn chừng như về đến huyện, thì đem băm vằm ngay nó ra được!
Thế nhưng mà đi đường, dần dần bà nguôi cơn giận. Cho nên khi về đến dinh, chỉ gọi nó vào nhà trong, mà chửi mắng nó đáo để một hồi, rằng: “Đồ ngu! đồ dại! đồ không ra gì! Mầy như người ta thì mầy nhận là của mầy, có được không! Việc gì mầy lại nhe răng ra mà cười, như con đông sơn vậy? Đồ ăn mày ở đâu ấy a? Bận này bà tha cho, bận sau mà còn thế nữa, thì bà đánh lột xương ra!… “ Rồi đuổi nó: “Bước ngay ra đường kia, nỡm!”
Anh nỡm ta sợ mất vía, vội vàng lui ra; xăm xăm chạy một mạch đến nhà kia, nói với đông nhan cả mọi người rằng:
– Thưa các Bà, cái rắm bà con đánh ban nãy, là rắm con đấy!…
34 . Khóc chồng
Có một chị, chồng mới chết.
Khi người chồng còn sống, cứ mỗi bận đi lại với vợ thì bỏ một hột gạo vào trong cái hũ. Đến lúc chồng chết, chị ta đem hũ ấy ra, đổ gạo vào đấu thì chưa được lưng đấu. Mới ngồi khóc rằng:
“Ới anh ơi, là anh ơi! Anh lấy tôi chưa được lưng thưng vực đấu, mà anh đã bỏ tôi anh đi, anh ơi, là
anh ơi!…”
35. Ông khách nói mát
Mọi nhà có giỗ, mời khách đến ăn cỗ. Khách đến đông đủ cả rồi, dọn cỗ ra, thiếu mất một đôi đũa. Một người cầm đũa, mời nhau. Còn người khách không có đũa, đứng dậy, bảo người nhà rằng:
– Múc cho tôi xin một chậu nước lã.
Chủ nhà nghe thấy, chạy lại, hỏi lấy nước lã làm gì. Ông khách nói rằng:
– Tôi rửa tay cho sạch để bốc đồ ăn!…
36. Ông già thật thà
Có một ông lão già thật thà quá. Một hôm cày ruộng ở ngoài đồng. Đến bữa cơm, bà vợ ra cổng đứng gọi to rằng:
– Ông ơi! Cơm chín rồi, đi về mà ăn. Ông lão cũng nói to lên rằng:
– Ừ, để tôi giấu cái này vào trong bụi tre đã, rồi tôi về. Đến khi về, vợ bảo chồng:
– Giấu cày thì cứ im mà giấu; sao ông lại kêu rống lên thế, người ta biết, người ta có lấy mất không? Từ rày trở đi, ông đừng có nói to thế nữa, nhé!
Ông lão gật đầu:
– Ừ, từ rày tôi không nói to nữa.
Ăn cơm xong, ông lão trở ra đồng, vào bụi tre tìm cày thì không thấy cày đâu nữa: người ta ăn cắp mất rồi!
Vội vàng chạy về, ghé mồm vào tai vợ mà nói rằng:
– Người ta ăn cắp mất cái cày rồi, bà mày ạ!…
37. Vỏ quít dày, móng tay nhọn
Hai ông thầy, một ông thầy bói và một ông thầy thuốc, không biết làm sao mà hằn thù nhau.
Một hôm, có mụ đàn bà, chồng ốm, thuốc thang cúng vái làm sao cũng không khỏi, cùng đường, đến nhờ ông thầy bói xem hộ có phương kế nào cứu được chồng chăng.
Ông thầy gieo quẻ xong, bảo chị ấy cứ đến xin thuốc ông lang nọ cho chồng uống thì khỏi ngay. Nhưng mà bụng ông thầy muốn xỏ ông lang, mới dặn mụ ấy rằng:
– Hễ lại nhà ông lang, thì phải nói ông ấy: “Có phải thật ông là ông lang mà dao cầu mạng nhện
chằng và ô thuốc mốc, không? “ Hỏi thế rồi hãy kể bệnh xin thuốc, thì thuốc mới hay. Mụ ấy xin vâng. Hỏi thăm đến nhà ông thầy thuốc nọ, rồi cũng nói như lời ông thầy bói đã dặn.
Ông lang thấy nó hỏi thế thì tức quá, đoán rằng hẳn lại thằng thầy bói xỏ mình đây; cho nên mới hỏi lại mụ nọ rằng có phải ông thầy bói dặn thế không. Mụ nọ bảo phải. Ông lang căm lắm, nhưng mà cứ lẳng lặng bốc thuốc cho mụ ấy. Tay bốc thuốc, bụng nghĩ cách để xỏ lại anh thầy bói kia. Lúc đưa thuốc cho mụ ấy, mới dặn rằng:
– Phải bắt cho được một con ruồi ở mép ông thầy bói ấy, mà làm thang thì thuốc này mới nghiệm.
Mụ ấy xin vâng; vội vàng trở lại hàng ông thầy bói, ngồi chực xem hễ có con ruồi nào đến đậu mép ông thầy thì bắt. Nhưng mà ngồi đợi mãi cũng chẳng thấy con ruồi nào đến. Nóng ruột quá!. Trời đã chiều rồi, mà chồng thì ốm nằm đợi ở nhà!
May làm sao, có hàng bánh rán rao qua. Ông thầy bói ngồi buồn, gọi vào mua ăn; ăn nhồm nhàm, mật dính cả vào râu: Bổng có một con ruồi xanh ở đâu bay lại, đậu ngay vào mép.
Mụ kia mới rón rén lại gần, giơ thẳng cánh, vả ông thầy bói một cái “đốp” lòi cả bánh rán ra. Ông thầy bói kêu vỡ làng nước, rằng:
“Ông làm gì đứa nào mà đánh ông?”
Mụ kia vội vàng nói đầu đuôi cho ông ta nghe, rồi một mạch chạy thẳng về nhà…
38. Thơ cóc
Có ba ông vẫn tự đắc là mình hay thơ nôm. Một hôm, rủ nhau đi chơi chùa, để cùng họa thơ tức cảnh. Nhưng mà đến chùa, không biết làm thơ gì; mới bảo nhau hãy đưa tiền cho ông tự đi mua rượu và đồ nhắm về đánh chén đã: hễ rượu vào rồi, thì tự khắc thơ ra tuồn tuột!
Mua về, ba ông ngồi bắt chân chữ ngũ, gật gù uống rượu, rung đùi nghĩ thơ. Chợt thấy con cóc ở trong xó, nhảy ra. Một ông mới ngâm rằng:
Con cóc trong hang, Con cóc nhảy ra.
Ông thứ hai hoạ theo rằng: Con cóc nhảy ra,
Con cóc ngồi đấy. Ông thứ ba:
Con cóc ngồi đấy
Con cóc nhảy đi.
Ba ông cùng vỗ đùi, cười ổ cả lên khen rằng:
– Hay! hay! hay thật!
Cười chán rồi, một ông bảo rằng:
– Thơ ta tuyệt cú! mà ta xuất khẩu thành chương như thế thì tôi e lắm, hai Tiên sinh ạ. E rằng thánh nhân người đã dạy: ai mà linh khẩu lắm thì chẳng kẻo chết non. Vậy ta phải nên liệu trước.
Hai ông kia lấy làm phải lắm, bèn mời ông tự ra, nói hết đầu đuôi; rồi đưa tiền nhờ mua hộ ngay cho ba cỗ ván.
Ông tự cầm tiền đi mua. Một chốc đem về bốn cái áo quan. Ba ông hay thơ mới hỏi:
– Sao lại mua những bốn cái thế?
– Thưa các Ngài, tôi mua thêm một cái để cho tôi, bởi vì tôi buồn cười quá, cũng đến chết mất.
39. Được cả đơn liền kép
Một chị có chồng, phải lòng anh hàng xóm. Một hôm, chồng đi vắng, chị ta đón nhân ngãi về nhà. Đương trò chuyện ở trong màn, sực thấy anh chồng đẩy cửa về, anh nọ vội vàng chui ngay xuống dưới gầm giường còn chị kia thì giả cách đau bụng, kêu lăn kêu lộn ở trong màn, gọi chồng bảo rằng:
– Có mau mà giắt tôi ra đường sau đi đồng, không thì chết mất.
Chồng vội vàng giắt vợ vào nhà trong. Vào đến nơi, chị nọ làm bộ cố rặn mà nói rằng:
– Mầy không ra mau thì chết cả tao liền mầy!
Anh kia nghe thấy thế, vội vàng chui ra, chạy về. Chẳng may sân nhà nó lắm rêu, trượt chân, ngã đánh
“huỴch” một cái bằng trời giáng.
Anh ta lập tức bấu ngay một ít rêu, viên tròn lại, đứng dậy, chạy vào bảo chồng chị kia rằng:
– Tôi ở bên nhà, nghe thấy bác gái kêu đau bụng từ sớm đến giờ, mà chưa khỏi. Đây tôi có viên thuốc này hay lắm, đưa sang để cho bác gái uống thử xem có khỏi không.
Rồi đưa viên rêu bảo chị kia nhai mà nuốt đi. Chị kia nuốt chưa đến cổ, đã kêu khỏi rồi. Anh chồng không biết lấy gì mà trả ơn anh láng giềng được. Hôm sau bàn với vợ, đi mua một buồng cau non đem sang tạ.
40. Anh chàng lẩn thẩn
Ngày xưa có một anh tính khí lẩn thẩn: hễ vợ đi đâu, cũng đi theo đấy; vợ ngồi đâu cũng ngồi ngay bên cạnh, để giữ gìn cái của vợ, kẻo sợ nó đánh rơi mất.
Người vợ bảo làm sao cũng chẳng nghe, cứ quấn quít, không chịu rời nó ra một bước nào.
Vợ tức mình quá, một hôm, mới nhặt một cái mảnh sành, giắt sẵn vào lưng, rồi ra đi chợ. Anh chồng lẽo đẽo theo sau.
Đi đến một cái ao, nó quay lại bảo cu cậu về đi, không về thì nó vất cái ấy xuống ao cho rồi. Cu cậu không về. Nó mới cầm miếng mảnh sành, ném đánh “bõm” một cái xuống ao, mà nói giỗi rằng:
– Bảo mãi cũng chẳng nghe thì để làm gì mà không vất đi cho rảnh! Nói rồi, ngoay ngoảy đi.
Anh nọ tưởng vợ ném cái ấy xuống đấy thật, vội vàng chạy về nhà lấy cái gầu lại tát nước. Tát cạn ao rồi, xắn quần, lội xuống tìm. Tôm cá nhảy chung quanh bên mình vô số, cũng chẳng bắt, cứ hì hục mò tìm cái kia; mãi cũng không thấy.
Có một chị đi đến đấy, thấy thế hỏi rằng:
– Bác tìm gì vậy? Sao cá nhiều thế kia, mà không bắt?
– Tôi tìm cái này. Chẳng thiết gì cá!
– Thế thì bác cho tôi xuống bắt ít cá vậy, chẳng có hoài của.
– Ừ, cá đấy, tha hồ xuống mà bắt. Nhưng mà hễ có tìm thấy cái gì, thì phải trả tôi.
Chị nọ cũng chẳng biết là cái gì; chỉ cốt thèm bắt mấy con cá, cho nên cứ ừ liều. Rồi vén váy, lội xuống ao, bắt cá. Ai ngờ chị ta cúi chổng mông, để hở cái gì ra! Anh kia trông thấy, vội vàng chạy lại, nắm lấy cái ấy, mà kêu lên rằng:
– A! a! a! đây rồi! Của tôi đây rồi! Gớm! Mầy để tao tìm mãi từ sớm đến giờ!
Nói rồi, lại trách chị kia rằng:
– Sao chị tệ thế? Chị bắt được, mà chị lại không trả tôi? Chị nọ kêu giãy nãy:
– Buông ra! Ô hay chửa kìa!
Anh ta không buông, cữ giữ chặt lấy.
Chị cãi của chị, anh cãi của anh; đương lôi thôi thì người vợ vừa về đến đấy, thấy thế, vội vàng tốc váy lên, bảo chồng rằng:
– Của nhà ta đây kia mà! Ơ nhầm! Buông bác ấy ra chứ!
Anh nọ trông lên, thấy rõ của mình đâu vẫn ở đấy, mới buông chị kia ra, mà nhăn nhở nói rằng:
– Ô hay! của bác ấy cũng như của ta nhỉ.
Còn tiếp..mời bạn đón đọc những câu chuyện cười ra nước mắt vào các bài đăng sau.
Đọc truyện số 1 đến 20 của bộ truyện này.