Tỷ phú Mỹ tìm ra chiến hạm khổng lồ Nhật như thế nào

Tỷ phú Paul Gardner Allen, đồng sáng lập Microsoft, định vị được xác chiến hạm Nhật dưới đáy biển Philippines sau nhiều năm nghiên cứu và phân tích.

anh154721426129039jpg

Một hình ảnh của tàu Musashi dưới biển. Ảnh:Paul Allen

Theo Paul Gardner Allen, chiến hạm Musashi của Hải quân Nhật Bản được định vị hôm 2/3, ở độ sâu khoảng 1.000 mét dưới đáy biển Philippines. Kazushige Todaka, một nhà sử học hải quân Nhật đã xác nhận thông tin.

Musashi trúng ngư lôi và bom rồi chìm xuống đáy biển cùng với chỉ huy tàu là Đô đốc Toshihira Inoguchi ngày 24/10/1944, trong trận chiến vịnh Leyte (trận hải chiến lớn nhất của Thế chiến II). Hơn một nửa trong tổng số 2.399 quân nhân và thủy thủ trên tàu đã mất tích. Chiến hạm nặng 73.000 tấn, là một trong hai chiếc tàu chiến đấu lớn nhất lịch sử. Chiếc còn lại là Yamato.

Hoạt động tìm kiếm Musashi bắt đầu từ 8 năm trước, ở 4 địa điểm khả thi nhất ở vùng biển Sibuyan của Philippines. Việc tìm kiếm dựa trên tài liệu của Hải quân Nhật và Mỹ, bản nhật ký của con tàu đã cứu hộ thủy thủ tàu Musashi và bản vẽ của một người Nhật sống sót sau trận chiến.

Kết hợp nguồn thông tin khác, nhóm tìm kiếm khoanh vùng khu vực rộng hơn 1.200 km2. Ban đầu, họ sử dụng phương pháp quét siêu âm bề mặt (SSS) nhưng không thành công vì các cảm biến siêu âm bị vướng vào dây của các thiết bị đánh bắt cá. Do đó, họ kết hợp với máy dò tiếng vang đa chùm tia (MBES), thiết bị thường dùng để dò độ sâu đáy biển và phát hiện các mục tiêu.

Núi lửa dưới đáy biển tạo nên địa hình phức tạp tại khu vực, độ sâu đáy biển chênh lệch từ 150 m đến 2.000 m, đặt ra thách thức đối với hai thiết bị MBES và SSS. Nhóm tìm kiếm lúc này chuyển sang giải pháp sử dụng xe tự hành dưới nước (AUV).

Để chắc chắn không bỏ sót, AUV được lập trình để quét cảm biến siêu âm các vùng dốc đáy biển hai lần. Trung bình mỗi đợt lặn của AUV kéo dài 24 giờ, bao phủ phạm vi gần 400 km2. Dữ liệu sau đó sẽ được phân tích bằng các camera độ nét cao để tìm ra dấu vết của con tàu.

Thiết bị tự hành dưới nước Bluefin 12D dùng trong chương trình tìm kiếm này tương tự như chiếc Bluefin từng được triển khai khi tìm kiếm phi cơ mất tích MH370 của Malaysia Airlines.

anh245881426129039jpg

Bộ phận bánh lái của con tàu. Ảnh:Paul Allen

Will O’Halloran, phụ trách mảng tàu ngầm tại công ty Bluefin Robotics, đơn vị cung cấp xe tự hành dưới nước cho nhóm tìm kiếm, nhận định AUV không thường áp dụng ở những khu vực có địa hình phức phức tạp. Tuy nhiên, trong lần tìm kiếm này, địa hình cũng mang lại lợi thế, bởi nhóm của Allen có thể bỏ qua các vùng đáy biển dốc đứng và chỉ tập trung vào các phần dốc thoải. Họ  suy đoán rằng một con tàu lớn và nặng như thế sẽ không đứng ở các điểm cao hoặc dốc đứng, mà trượt xuống nơi thoải hơn.

Với ba AUV, họ xác định được vị trí tàu chìm. Allen sau đó đã đưa những hình ảnh về con tàu lên Twitter, trong đó đáng chú ý nhất là hình ảnh về bánh lái chính khổng lồ.

Trong một phát biểu, Allen hy vọng rằng khám phá này không những cung cấp thêm nhiều thông tin về trận chiến vịnh Leyte, mà còn có thể an ủi phần nào những gia đình có người thân thiệt mạng trong trận hải chiến này.

Thành Minh(TheoNational Geographic)

Theo vnexpress.net
Từ khóa tìm kiếm: paul gardner allen, day bien philippines, hai quan nhat, do, tran chien vinh leyte, tran hai chien, con tau, nhom tim kiem, cam bien sieu am, do sau day bien, dia hinh phuc, tim kiem, xe tu hanh duoi nuoc, hinh anh,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *