Đại tràng là phần cuối cùng trong hệ thống ruột của cơ thể. Viêm đại tràng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như dinh dưỡng với cơ thể.
Viêm đại tràng có nghĩa là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm. Đại tràng, còn được gọi là ruột già, là phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Đại tràng là một ống dài khoảng 1,2m nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non.
Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.
Các triệu chứng thông thường của viêm đại tràng bao gồm:
Đau bụng, thường là đau bụng ở hố chậu trái hay phải.
Tiêu chảy, phân có nhày, có thể có máu
Chảy máu trực tràng .
Viêm đại tràng có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa vào nguyên nhân người ta phân loại một số loại viêm đại tràng sau.
Viêm đại tràng do vi khuẩn gây ra (như shigella ,Campylobacter , E. coli , và C. difficile )
Viêm đại tràng do virus (như cytomegalovirus [CMV])
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (như tắc nghẽn của động mạch cung cấp máu cho đại tràng bởi một cục máu đông. Nếu cục máu đông ngắt dòng chảy của máu đến một phân đoạn của đại tràng, kết quả là viêm của đoạn đại tràng đó, và đôi khi thậm chí là hoại tử).
Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (hai liên quan đến điều kiện được gây ra bởi các bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể trong đó cơ thể tạo tự kháng thể tấn công đại tràng). Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng cũng được gọi là bệnh viêm ruột (IBD).
Truyền nhiễm, phóng xạ, thiếu máu cục bộ, viêm loét, và viêm đại tràng Crohn tất cả đều gây tổn thương có thể nhìn thấy lớp niêm mạc của đại tràng. Những bất thường bao gồm phù (sưng lớp niêm mạc), đỏ, chảy máu từ niêm mạc với cọ xát nhẹ nhàng , và loét. Những bất thường này có thể được phát hiện nhờ nội soi (kiểm tra toàn bộ đại tràng bằng cách sử dụng một ống có gắn camera dài linh hoạt) hoặc soi đại tràng sigma linh hoạt (kiểm tra trực tràng và đại tràng sigma- phân khúc đại tràng gần trực tràng).
Phù nề và tình trạng viêm của lớp niêm mạc đại tràng cản trở sự hấp thu nước từ thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy do nước không được hấp thu vào đại tràng. Mủ và chất tiết của đại tràng tăng tiết, máu chảy từ các vết loét hay trợt từ lòng đại tràng cũng có mặt trong phân được bài tiết nên triệu chứng tiêu chảy của viêm đại tràng cũng khác với nguyên nhân khác.
Lý do viêm đại tràng khó trị dứt điểm
Chủ quan, chưa dùng đúng thuốc, phương pháp điều trị kém khoa học… là những nguyên nhân khiến viêm đại tràng khó chữa khỏi và trở thành mãn tính với nhiều người.
Viêm đại tràng mãn tính là gì? Viêm đại tràng mãn tính thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm các vi khuẩn hay ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại tràng mãn tính có rất nhiều ổ viêm loét.
Nhiều bệnh nhân chán nản và hoang mang vì bệnh chữa được một thời gian lại tái phát. Các triệu chứng viêm đại tràng mãn tính cứ đeo đẳng như: đau bụng, đầy bụng trướng hơi, đại tiện thất thường lúc lỏng, lúc táo, sống phân, phân lẫn máu, mót rặn.
Điều đau khổ nhất của người viêm đại tràng mãn tính là không dám ăn uống theo sở thích, phải kiêng khem khổ sở và luôn nhìn trước ngó sau tìm nhà vệ sinh khi các triệu chứng đau đại tràng tái phát.
Vì sao viêm đại tràng mãn tính liên tục tái phát? Đó là trăn trở của người nhiều người bệnh viêm đại tràng mãn tính. Thực tế, rất ít người hiểu một cách tường tận về bệnh, nên không biết cách điều trị và chăm sóc cho đại tràng khỏe mạnh, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng.
Người bệnh viêm đại tràng mãn tính luôn phải kiêng khem và hay bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tái phát, không dám ăn nhiều, ăn các đồ lạ hoặc các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh do nguyên nhân sâu xa là hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng (tỷ lệ vàng là 85% lợi khuẩn, 15 % vi khuẩn gây hại).
Đường ruột của người mắc viêm đại tràng mãn tính còn rất ít lợi khuẩn, vì các ổ viêm loét là nơi cư trú có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và gây ra các triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính cũng tiêu diệt đáng kể vi khuẩn gây hại để chữa lành các ổ viêm loét, nhưng cũng tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn.
Lợi khuẩn sống trong ống đại tràng, ở nơi chúng sinh sống mọc lên một lớp lông nhung, đồng thời lợi khuẩn sản xuất chất dịch nhầy bao phủ lên thành ruột, tạo lớp lá chắn vững chắc bảo vệ cho thành đại tràng. Khi lợi khuẩn không còn, lớp màng nhầy do lợi khuẩn tiết ra để bảo vệ thành đại tràng cũng mất đi. Các ổ viêm loét mới được chữa lành sẽ lên da non, để lại các vết sẹo, đó là điểm xung yếu.
Khi thức ăn đi qua những chỗ này, chỉ cần hơi nhiều đạm, hay dầu mỡ, lập tức những điểm xung yếu bị hại khuẩn tấn công. Đại tràng dễ bị viêm nhiễm trở lại khiến người bị đại tràng không bao giờ khỏi hoàn toàn bệnh.
Hệ lông là nơi cư trú của lợi khuẩn.
Cách điều trị viêm đại tràng đúng cách Vì không nhận thức được tầm quan trọng của lợi khuẩn, nhiều người bệnh viêm đại tràng điều trị một đợt thuốc được bác sỹ kê cho, thấy bụng êm là dừng và không tiếp tục bổ sung lợi khuẩn. Cách điều trị hữu hiệu và giúp người bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể sống yên tâm cùng bệnh là bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột trong và sau khi điều trị. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) – loại lợi khuẩn chính trong đường ruột (Bifido chiếm 99,9% tổng số lượng lợi khuẩn) và cư trú chủ yếu ở đại tràng.
Lợi khuẩn bifido – chiến binh đắc lực cho người bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Bổ sung lượng lợi khuẩn Bifido đầy đủ cho đường ruột sẽ giúp cân bằng tỷ lệ (85% lợi khuẩn, 15% vi khuẩn gây hại), cải thiện nhanh chóng các triệu chứng: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, trướng hơi. Điều quan trọng hơn là tái tạo hệ lông nhung và lớp màng nhầy để bảo vệ thành đại tràng để chấm dứt vòng luẩn quẩn tái đi tái lại của bệnh viêm đại tràng.
(Blogsudo Tổng Hợp)